1.1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ?

 Phân tích kỹ thuật là gì?

Trong tài chính, phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng ngày nay bởi các nhà giao dịch để giúp xác định các cơ hội giao dịch

 Phân tích kỹ thuật vs Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật (TA), hay còn gọi là nghiên cứu biểu đồ, là một loại phân tích nhằm dự đoán hành vi thị trường trong tương lai dựa trên diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch trước đó. Phương pháp TA được áp dụng rộng rãi cho cổ phiếu và các tài sản khác trong thị trường tài chính truyền thống, nhưng nó cũng là một thành phần không thể thiếu trong giao dịch tiền kỹ thuật số trong thị trường tiền mã hóa.

Trong khi phân tích cơ bản (FA), xem xét nhiều yếu tố xung quanh giá của một tài sản, TA chỉ tập trung xem xét diễn biến giá cả trong lịch sử. Do đó, nó được sử dụng như một công cụ để kiểm tra các biến động giá cả và khối lượng giao dịch, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phân tích này để xác định các xu hướng và các cơ hội giao dịch thuận lợi.

Nói chung, có hai cách tiếp cận mà các nhà giao dịch sử dụng để truy cập vào thị trường để xác định xem một thị trường sẽ đi lên hoặc xuống. Đây được gọi là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Đó là một cách tiếp cận tương tự như khi bạn đang mua một chiếc xe hơi. Bạn có thể phân tích giá của nó, nhưng mặt khác, bạn còn có thể nhìn vào động cơ của nó, khung gầm và nhiều hơn nữa.Trong khi phân tích cơ bản tập trung vào các thông tin kinh tế của một công ty, hàng hóa hoặc tiền tệ, phân tích kỹ thuật tập trung vào các biểu đồ để dự đoán biến động của giá tiềm năng trong tương lai.Là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng ngày nay bởi các nhà giao dịch để giúp xác định các cơ hội giao dịch, có ba nguyên tắc phân tích kỹ thuật:

  1. Thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố
  2. Giá biến chuyển theo xu hướng
  3. Lịch sử thường lặp lại

Trong giai đoạn đầu, cách tiếp cận thô sơ của phân tích kỹ thuật được dựa trên các bảng tính tự làm và các phép tính toán thủ công, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ và điện toán hiện đại, TA đã trở nên phổ biến và ngày nay nó là một công cụ quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư và thương nhân.

Trong phân tích kỹ thuật, biến động giá được cho là sẽ đi theo xu hướng. Điều này có nghĩa rằng sau khi một xu hướng đã được thiết lập, biến động giá trong tương lai được giả định là có nhiều khả năng sẽ đi tiếp theo xu hướng đó hơn là chống lại nó. Hầu hết các chiến lược kinh doanh theo phân tích kỹ thuật đều dựa trên sự giả định này.

Thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố

Phân tích kỹ thuật chỉ xem xét chuyển động giá và bỏ qua các yếu tố tin tức thị trường, vì tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường được giả định là đã nằm hoàn toàn trong các biến động giá. Vì vậy tất cả những gì cần phải xem xét chính là tỷ giá.

Tất nhiên, khi một sự kiện bất ngờ – chẳng hạn như một thảm họa thiên nhiên hoặc căng thẳng địa chính trị – xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng đến một thị trường nhất định, nhưng một nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến những điều này. Một nhà phân tích kỹ thuật tập trung vào biểu đồ và các hình dạng đồ thị và các thành phần diễn biến trên biểu đồ.

Giá biến động theo xu hướng

Trong phân tích kỹ thuật, biến động giá được cho là sẽ đi theo xu hướng. Điều này có nghĩa rằng sau khi một xu hướng đã được thiết lập, biến động giá trong tương lai được giả định là có nhiều khả năng sẽ đi tiếp theo xu hướng đó hơn là chống lại nó. Hầu hết các chiến lược kinh doanh theo phân tích kỹ thuật đều dựa trên sự giả định này.

Lịch sử thường lặp lại

Nền tảng của phân tích kỹ thuật là việc tin rằng lịch sử có xu hướng lặp lại. Ví dụ, nếu giá EURUSD thường tăng trước các cuộc họp của FED, nhà đầu tư sẽ mua cặp này trước khi có kết quả phiên họp của FED. Như vậy, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá cả trong quá khứ để giúp họ dự báo vùng mà tỷ giá có khả năng đi đến tiếp theo. Đây là nơi mức hỗ trợ và mức kháng cự xuất hiện.

Biểu đồ có xu hướng hình thành lại các xu hướng đồ thị đã xảy ra trong lịch sử. Việc phân tích các ví dụ trong quá khứ sẽ giúp giới đầu tư dự đoán các biến động thị trường tiềm năng trong tương lai. Nguyên tắc này tập trung vào việc các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giao dịch có xác suất cao sẽ lặp lại các hình dạng trong lịch sử, mang lại lợi thế của nhà phân tích trước khi mở giao dịch. Đây chính là Mô hình giá.

Dự báo tương lai:

Phân tích kỹ thuật là thực hành dự báo biến động giá tiềm năng trong tương lai dựa trên việc kiểm tra các biến động giá trong quá khứ. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng nếu Vàng đang gia tăng gần đây, nó có thể đạt được mức cao hơn nữa trong tương lai bởi vì nó đang theo xu hướng đi lên. Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định xu hướng, nhưng giống như dự báo thời tiết, kết quả phân tích kỹ thuật không thể tổng hợp tất cả các tình huống có thể xảy ra, không có phương thức phân tích nào là toàn mỹ, việc quản lý rủi ro khi các phân tích này không chính xác vẫn là mấu chốt mà bạn cần quan tâm.

Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao

Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng sử dụng một công cụ nhưng những trader khác nhau lại có những nhận định khác nhau.Nhiều trader cùng quan sát một cặp tiền tệ và chờ đợi các mô hình giá xuất hiện để thực hiện giao dịch.

Điều này không có nghĩa họ sẽ cùng đưa ra một ý tưởng giao dịch khi mô hình hình giá đó xuất hiện.
TP Trading
Tại sao lại vậy?

TP Trading

TP Trading

Sự khác nhau trong ý tưởng giao dịch đến từ kiến thức về mô hình giá khác nhau, kinh nghiệm áp dụng mô hình giá trực tiếp trên thị trường cũng khác nhau, có người sẽ xác định đúng mô hình giá và thực hiện giao dịch còn người khác thì nhầm lẫn giữa các mô hình giá.

TP Trading
Ngay cả khi cùng có ý tưởng giao dịch thì “phong cách” giao dịch mỗi người lại khác nhau: có người vào lệnh không đặt chốt lỗ (Stop loss), có người vào lệnh giá mới chạy một chút đã chốt non, …
TP Trading
Từ đó dẫn đến kết quả giao dịch hoàn toàn khác nhau giữa những nhà phân tích kỹ thuật. Vì thế cho dù sở hữu một công thức giao dịch “thần thánh” thì hiệu quả sử dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào “trình độ” của người sử dụng mà thôi.
TP Trading
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.