Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- Sự khác biệt giữa biểu đồ đường thẳng, thanh và nến
- Loại biểu đồ nào khuyên dùng cho người mới?
- Loại biểu đồ nào cung cấp thông tin toàn diện nhất về biến động giá
Phân tích kỹ thuật tập trung chủ yếu vào việc sử dụng các biểu đồ. Điều quan trọng là phải hiểu loại biểu đồ nào có thể được sử dụng để dự đoán các chuyển động của thị trường và các biểu đồ khác nhau được xây dựng như thế nào. Ba loại biểu đồ phổ biến nhất là:
- Biểu đồ đường thẳng
- Biểu đồ thanh (OHLC)
- Biểu đồ nến
Biểu đồ đường thẳng (Line Chart)
Biểu đồ đường thẳng được cho là hình thức đơn giản nhất của biểu đồ khi nói đến thị trường tài chính, được sử dụng trong quá khứ bởi các nhà giao dịch chứng khoán. Chúng được dựa trên các dòng được vẽ ra từ một giá đóng cửa một phiên đến giá đóng cửa phiên tiếp theo.
Đây là một cách dễ dàng để thể hiện sự chuyển động giá chung của một thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. Bởi vì sự đơn giản của chúng, biểu đồ đường cũng giúp nhận ra các xu hướng thị trường và thường được ưa thích bởi người mới. Nếu bạn đang dự định để bắt đầu trên các thị trường tài chính, hãy thử thực hành trên biểu đồ đường thẳng.
Một số trader sử dụng Line chart kết hợp cùng với 02-03 đường trung bình trượt (Moving Average / MA) hoặc kết hợp cùng RSI Phân kỳ để dễ dàng tìm được điểm vào lệnh tối ưu khi xu hướng thay đổi.
Biểu đồ thanh (Bar Chart)
Không giống như biểu đồ đường, chỉ cho biết giá đóng cửa cho một công cụ, biểu đồ thanh cho biết giá mở và đóng cũng như đỉnh và đáy trong giai đoạn đó.
Dưới cùng của thanh cho thấy giá giao dịch thấp nhất trong khoảng thời gian đã chọn, trong khi chỉ số trên cùng cho biết mức giá cao nhất đã đã chạm tới. Toàn bộ thanh đại diện cho phạm vi giao dịch trong khoảng thời gian cụ thể. Giá mở và đóng được thể hiện bằng dấu ngang ở bên trái và bên phải của thanh dọc tương ứng.
TP Trading


TP Trading
Trader thường sử dụng Bar Chart kết hợp với phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) để dễ dàng đọc được sự chênh lệch giá mở cửa / đóng cửa (OCHL) để phân tích ý đồ của dòng tiền thông minh.
Biểu đồ nến
Về cơ bản, biểu đồ nến được tạo ra bởi các điểm giá như sau:
-
Giá mở cửa — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần đầu tiên trong một khung thời gian cụ thể.
-
Giá đỉnh — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận cao nhất trong một khung thời gian cụ thể.
-
Giá đáy — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận thấp nhất trong một khung thời gian cụ thể.
-
Giá đóng cửa — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần cuối cùng trong một khung thời gian cụ thể.
Tương tự như biểu đồ thanh, biểu đồ nến thể hiện cùng một thông tin, nhưng được cho là trực quan và dễ tiếp cận hơn. Tương tự như các thanh, những cây nến đề cập tới phạm vi cao thấp với các giá mở và đóng.
Điều đó có nghĩa rằng thân nến càng dài, sự biến động tỷ giá càng lớn. Ngược lại, nến ngắn cho thấy sự biến động giá rất ít và biểu tượng cho thị trường sắp rơi vào thế tích lũy (khoảng thời gian mà trường tương đối yên bình).
Nến Nhật khác thanh giá ở cách hiển thị giá mở cửa và đóng cửa:
- Thanh giá: Giá mở cửa là gạch ngang phía bên trái, giá đóng cửa là gạch ngang phía bên phải thân nến
- Nến Nhật: Giá mở và đóng cửa được xác định dựa vào màu của thân nến. Nếu thân nến màu trắng, đây là nến tăng, giá bên dưới là giá mở cửa còn giá bên trên là giá đóng cửa. Nếu thân nến màu đen, đây là nến giảm, giá bên trên là giá mở cửa còn giá bên dưới là giá đóng cửa.
Theo truyền thống, nến Nhật tăng có thân nến màu trắng, nến giảm có thân nến màu đen.
TP Trading
So với các biểu đồ thanh truyền thống, nhiều nhà giao dịch cho rằng các biểu đồ nến trực quan và dễ hiểu hơn. Mỗi nến cung cấp một hình ảnh ro ràng về biến động của giá.
Ngay lập tức nhà đầu tư có thể so sánh giữa giá mở và giá đóng cũng như đỉnh nến và đáy nến. Sự khác biệt giữa giá mở và giá đóng nến được coi là thông tin quan trọng và tạo thành cốt lõi của biểu đồ nến.
Biều đồ nào hiệu quả đối với bạn?
Như bạn có thể thấy, có ba loại biểu đồ được sử dụng bởi các nhà giao dịch. Mỗi biểu đồ có những lợi thế và nhược điểm riêng của mình. Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn nên sử dụng loại đồ thị phù hợp với bạn nhất. Người mới sử dụng có thể bắt đầu với biểu đồ đường thẳng cho các xu hướng cơ bản, và những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm hơn có thể dùng biểu đồ nến để phát triển chiến lược giao dịch của mình.