1.6. TRENDLINE LÀ GÌ? CÁCH VẼ TRENDLINE CHÍNH XÁC

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Trendline là gì?
  • Cách vẽ trendline trong xu hướng tăng / giảm như thế nào?
  • Công dụng của trendline là gì?
  • Lưu ý khi vẽ trendline

Đường xu hướng trendline là gì?

Như tên gọi trendline hay đường xu hướng là 1 đường thẳng nối giữa các đỉnh lại với nhau hoặc các đáy với nhau, nghe tới đây bạn sẽ thấy đường trendline cũng giống với hỗ trợ và kháng cự đúng không?

Đúng, cả 2 loại này đều chủ yếu cho trader thấy các vùng áp lực mua bán, vùng cung cầu tiềm năng. Chỉ có điều nếu hỗ trợ và kháng cự là các đường thẳng thì trendline sẽ là những đường dốc.

Sở dĩ nó phải có độ dốc là bởi khi nối giữa các đỉnh lại với nhau thì đỉnh sau phải luôn cao hơn đỉnh trước.

Tương tự, khi nối các đáy lại với nhau thì đáy sau phải cao hơn đáy trước.

Như vậy có thể thấy trendline về bản chất vẫn sẽ là 1 loại cản, và cản này sẽ càng cứng hay càng có giá trị khi mà chúng được va đập nhiều lần nhưng không bị phá vỡ.

Có bao nhiêu loại đường trendline?

Một số sách hoặc tài liệu nói rằng có 3 loại trendline gồm:

  • Xu hướng tăng (khi tạo ra các đáy cao hơn)
  • Xu hướng giảm ( khi tạo ra các đỉnh thấp hơn)
  • Xu hướng đi ngang (khi giá chỉ chạy trong 1 khoảng nhất định)

Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của mình sẽ chỉ có 2 loại đường trendline là đường trendline tăng và đường trendline giảm. Thị trường sideway người ta thường gọi đó là kháng cự / hỗ trợ hoặc đối với trường phái Price Action thường hay gọi là Key Level (KL).

Từ định nghĩa trên các bạn sẽ thấy muốn tạo được 1 đường trendline là phải nối các điểm giá lại với nhau. Trong đó, đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước, hoặc đáy sau phải thấp hơn đáy trước, thì mới có thể tạo 1 đường trendline có độ dốc, và đây chính là điểm khác biệt của trendline so với hỗ trợ và kháng cự.

Vẽ trendline như thế nào cho đúng?

Nói chung vẽ trendline mặc dù thiên về kỹ thuật nhưng mỗi trader có 1 con mắt nhìn khác nhau 9 người 10 ý, nên sẽ có cách vẽ khác nhau.

Nhưng để vẽ được 1 trendline các bạn cần phải xác định xu thế thị trường trước đã, sau đó sẽ căn cứ vào các đỉnh và đáy để nối chúng lại với nhau.

Với 1 xu thế giảm cần phải nối các đỉnh lại với nhau hay ở đây chính là nối kháng cự lại với nhau sao cho kháng cự sau thấp hơn kháng cự trước.

Với 1 xu thế tăng các bạn sẽ nối các đáy lại với nhau, hay ở đây chính là nối các hỗ trợ lại với nhau sao cho hỗ trợ sau phải cao hơn hỗ trợ trước.

Trong trường hợp này trendline không chỉ được xem như là 1 cản mà còn đóng vai trò giống 1 đường hỗ trợ (với xu thế tăng), hoặc đóng vai trò như một kháng cự (với xu thế giảm).

Các lưu ý để vẽ đúng 1 đường xu hướng

  1. Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo.

Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.

Và dù cho ở bất kỳ tình huống nào sẽ có 2 khả năng xảy ra:

  • Với Một đường xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và nếu chúng bị phá vỡ, rất có thể thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng. Còn nếu đường giá không thể bị phá vỡ thì xu hướng đó vẫn tiếp tục được phát huy.
  • Một đường xu hướng tăng cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và nếu chúng bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng sang giảm.
2. Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần PHẢI CÓ THÊM ĐỈNH / ĐÁY THỨ 3 THÌ ĐƯỜNG XU HƯỚNG ĐÓ MỚI ĐƯỢC XÁC NHẬN

Như vậy, sẽ có 1 sự xác nhận xu hướng khi giá chạm trend tạo thành đỉnh thứ 3.

Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

3. ĐỪNG BAO GIỜ CỐ GẮNG vẽ đường xu hướng theo ý nghĩ của bạn, hãy để chúng đi theo dòng chảy thị trường.
4. Nên sử dụng râu nến hay thân nến khi vẽ trendline?Một vài trader, khi vẽ trendline chỉ sử dụng thân nến để vẽ, tuy nhiên có nhiều người lại sử dụng toàn bộ phần râu nến. Nói chung, trong trường hợp râu nến quá dài bạn có thể bỏ qua. Để chính xác nhất hãy dùng cả râu, mặc dù trong 1 vài trường hợp bỏ râu nến vẫn chấp nhận được và giữ lại râu cũng không sao. Hãy tham khảo hai biểu đồ sau:

Trường hợp 1: Khi vẽ cả râu nến

Trường hợp 2: Khi bỏ qua không vẽ râu nến

Rõ ràng nếu chỉ vẽ thân nến, giá trong ví dụ trên đã chạm rất nhiều lần, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra việc phá vỡ giả, nếu như các bạn chỉ vẽ thân nến. Lúc đó, rất có thể bạn sẽ vào lệnh sai. Hãy xem thêm ví dụ sau để hiểu rõ hơn:

Khi vẽ cả râu nến, bạn sẽ thấy UCAD chỉ đang re-test thử lại đường trendline này, và có thể bạn sẽ kiên nhẫn để tiếp tục thực hiện lệnh Buy.

Tuy nhiên, khi không vẽ cả râu nến thì trông sẽ như hình ảnh dưới đây:

Lúc này, bạn (có thể) sẽ lầm tưởng cho rằng trendline đã bị phá vỡ và đang chuyển từ xu thế tăng sang thành xu thế giảm, thực hiện 1 lệnh sell tại đây. Và có thể bạn sẽ bị quét cắt lỗ.

5. Để xác nhận một xu hướng, bạn cần ít nhất ba điểm nằm trên cùng một đường!

Khi vẽ đường xu hướng, bạn phải có tối thiểu hai điểm. Để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn cần thêm 1 điểm thứ ba, nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó. Hãy nhìn vào biểu đồ EURUSD ở ví dụ dưới đây:

Như các bạn thấy, xu hướng giảm đã hình thành với đỉnh thứ 1 và thứ 2 mình đã khoanh lại. TỚi đỉnh thứ 3 là tín hiệu xác nhận xu hướng. Ở đây mình đang dùng biểu đồ khung ngày nên rất nhiều cây nến khung D đã chạm để test, nhưng dường như không thể phá nổi, nên EU vẫn miệt mài giảm từ ngày này qua tháng nọ.

6. Đừng bao giờ nghĩ đường xu hướng chỉ là 1 đường thẳng, chính xác hơn chúng là 1 vùng hoặc 1 ngưỡng.

Bởi vì để xác nhận được 1 xu hướng chúng cần phải chạm ít nhất vào 3 điểm giá, và 3 điểm này đều nằm trong khoảng thời gian cùng các mức giá khác nhau, như với trendline sẽ là các đáy cao hơn (trong xu thế tăng) hoặc đỉnh thấp hơn (trong xu thế giảm) nên dù là 1 đường thẳng nhưng đó là cả 1 vùng, 1 phạm vi cụ thể.

Một điểm quan trọng cũng cần lưu ý là khi các đường xu hướng càng cứng, sẽ có nhiều lần giá tìm cách “bounce” nẩy lên hoặc xuống khu vực này với mục đích test lại, chính vì thế khi không thể phá vỡ sẽ rất dễ hình thành nến rút chân tại đây.

Một ví dụ khác về cặp tiền tệ EURUSD. Chúng ta thấy rằng một đường xu hướng giảm đang hình thành trên biểu đồ. Đỉnh thứ ba đã xác nhận cho đường xu hướng này.

Và nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy, rất nhiều lần xuất hiện hành vi giá, khi nến hầu hết đều tìm cách “Bounce” nhảy lên để chạm vào đường trendline kẻ phía trên.

Vì thế, đã hình thành rất nhiều râu nến cho thấy giá đã bị từ chối khi nó đang cố gắng phá vỡ. Kết quả là, giá đã không thể phá được, nên chúng đã có 1 sự sụt giảm đáng kể, trước khi phá vỡ xu hướng để tăng trở lại.

TP Trading
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
TP Trading
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.