- Mô hình Cái Nêm là gì?
- Cái Nêm Tăng
- Cái Nêm Giảm
- Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Cái Nêm
7.1. Mô hình Cái Nêm là gì?
Mô hình Cái Nêm (tiếng Anh là Wedge) là báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi đột phá ra khỏi Cái Nêm, tạo điều kiện cho những Forex trader theo chân và kiếm lợi nhuận.
Không như 2 mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều đã học là mô hình Hai Đỉnh, Hai Đáy và mô hình Vai Đầu Vai. Sau khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều.
Mô hình Cái Nêm có 2 loại: Cái Nêm Tăng và Cái Nêm Giảm.
7.2. Cái Nêm Tăng
Một Nêm Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ dốc lên và một đường trend line kháng cự.
Trong đó độ dốc của đường hỗ trợ dốc hơn so với ngưỡng kháng cự.
Điều này chỉ ra rằng mức thấp cao hơn đang được hình thành nhanh hơn mức cao hơn. Điều này dẫn đến một đội hình giống như cái nêm, chính xác là nơi mô hình biểu đồ lấy tên của nó!
Với việc giá đi vào cái “lỗ” ngày càng hẹp thì việc bùng nổ là điều đã được dự đoán trước.
Có 2 trường hợp: Mô hình cái nêm tăng trong xu hướng tăng và trong xu hướng giảm.
7.2.1. Nêm Tăng trong xu hướng tăng
Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
Ví dụ thực tế:
Trong ví dụ đầu tiên, một mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới.
Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ? Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu.
7.2.2. Nêm Tăng trong xu hướng giảm
Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giảm của giá.
Ví dụ thực tế:
Như bạn đã thấy, giá đang trong một xu hướng xuống trước khi cô đọng lại và tăng nhẹ trở lên bằng cách tạo cách đáy cao hơn và đỉnh cao hơn
Trong trường hợp này, giá phá vỡ cạnh dưới và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao nó được gọi là dấu hiệu tiếp tục.
7.3. Cái Nêm giảm
Một Nêm Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ dốc xuống và một đường trend line hỗ trợ.
Trong đó độ dốc của đường kháng cự dốc hơn so với ngưỡng hỗ trợ.
Điều này chỉ ra rằng mức thấp cao hơn đang được hình thành nhanh hơn mức cao hơn. Điều này dẫn đến một đội hình giống như cái nêm, chính xác là nơi mô hình biểu đồ lấy tên của nó!
Với việc giá đi vào cái “lỗ” ngày càng hẹp thì việc bùng nổ là điều đã được dự đoán trước.
Có 2 trường hợp: Mô hình cái nêm giảm trong xu hướng tăng và trong xu hướng giảm.
7.3.1. Nêm Giảm trong xu hướng giảm
Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
Ví dụ thực tế:
Trong ví dụ trên, mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn
Hãy lưu ý rằng đường nối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy
Sau khi phá lên mô hình nên, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉ bằng độ cao của nêm
7.3.2. Nêm Giảm trong xu hướng tăng
Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng tăng của giá.
Ví dụ thực tế:
Trong trường hợp này, giá cô đọng lại một chút sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để thở và tuyển thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng.
Mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm
Kết luận:
-
Nêm có thể là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều.
-
Khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có xu hướng phá vỡ theo hướng ngược với Cái Nêm.
khi xuất hiện mô hình Nêm Tăng, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Tăng theo chiều giảm bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Tăng là gì.
Ngược lại, khi xuất hiện mô hình Nêm Giảm, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Giảm theo chiều tăng bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Giảm là gì.
Nếu các bạc đã học qua Elliott Wave thì chắc hẳn có thể đoán được, mô hình cái nêm tức là mô hình sóng 5 (Ending Diagonal). Sau khi giá tăng/giảm đủ 5 sóng thì sẽ chỉnh (tức hồi) 3 nhịp. Mô hình giá này quy cho cùng là sự đơn giản của của lý thuyết sóng Elliott mà thôi.
TP Trading