2.8. MÔ HÌNH HÌNH CHỮ NHẬT (RECTANGLE)

Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Mô hình Hình Chữ Nhật là gì?
  • Cách giao dịch với mô hình Hình Chữ Nhật
  • Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm
  • Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng

8.1. Mô hình Hình Chữ Nhật là gì?

Mô Hình Giá Hình Chữ Nhật Trong Forex - Tổng đài Forex Việt Nam

Mô hình Hình Chữ Nhật (tiếng Anh là Rectangle) là mô hình được hình thành khi giá bị mắc kẹt giữa mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Trong giáo trình của Falcon, mô hình chữ nhật chỉ đơn giản là thị trường đang sideway, phe mua và phe bán đang lưỡng lự và chưa bên nào làm chủ tình hình. Mô hình này thường là mô hình tiếp diễn xu hướng. Nếu trước trước là xu hướng tăng mà sideway, tích lũy đỉnh thì nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục tăng.

Trong Price Action, nhưng nhịp sideway, tích lũy đỉnh như thế này còn được gọi là invalid swing, tức một nhịp sóng không hoàn chỉnh.

Giá sẽ test các mức hỗ trợ và kháng cự đó nhiều lần trước khi thoát ra khỏi vùng giới hạn một cách mạnh mẽ.

8.2. Cách giao dịch với mô hình Hình Chữ Nhật

Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

  • Ưu điểm: Đặt lệnh ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh
  • Nhược điểm: Điểm vào lệnh ở vị trí không thuận lợi như cách 2.

Đặt lệnh sau khi giá phá vỡ mô hình và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh khi giá quay lại retest. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

  • Ưu điểm: Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1.
  • Nhược điểm: Nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục xu hướng luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

8.3. Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, khi giá gặp một ngưỡng hỗ trợ mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm.

Ví dụ thực tế:

Mô hình này xảy ra bởi vì phe bán có thể đang cần một khoảng dừng để “lấy hơi” trước khi tiếp tục đẩy giả giảm

Trong ví dụ này, giá phá vỡ đáy của chữ nhật và tiếp tục đi xuống.  Nếu chúng ta đặt lệnh bán ngay phía dưới hỗ trợ bên dưới, chúng ta đã có lợi nhuận.

8.4. Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng.

Mô Hình Giá: Mô Hình Hình Chữ Nhật Trong Giao Dịch

Ví dụ thực tế:

Sau một giai đoạn tăng, giá dừng lại một chút. Bạn có thể đoán xem giá đi đâu tiếp theo không?

Nếu bạn trả lời là “tăng tiếp”, bạn đã đúng. Hãy xem hướng phá vỡ mạnh lên trên của giá.

Giá đi rất nhanh lên trên sau khi phá vỡ cạnh trên của chữ nhật. Nếu chúng ta có lệnh mua vào nằm ở cạnh trên của chữ nhật, chúng ta đã có lợi nhuận.

3.4TP Trading

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.