2.9.1. MÔ HÌNH LÁ CỜ (FLAG) VÀ CỜ ĐUÔI NHEO (PENNANT)

Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Mô hình Lá Cờ là gì?
  • Cách giao dịch với mô hình Lá Cờ
  • Mô hình Cờ Đuôi Nheo là gì?
  • Cách giao dịch với mô hình Cờ Đuôi Nheo

9.1. Mô hình Lá Cờ là gì?

Ý nghĩa của lá Cờ Quốc Gia Việt Nam trong trái tim người dân

Mô hình cờ là mô hình giá tiếp diễn, được hình thành sau 1 giai đoạn thị trường diễn ra vô cùng sôi nổi với 1 đường giá đi lên/ hoặc đi xuống thẳng đứng như gậy chọc trời, cho thấy thị trường đang tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức lấy đà để tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.

Cấu tạo mô hình cờ (Flag)

Giống như tên gọi mô hình cờ sẽ có các phần chính gồm:

Cột cờ (xu hướng ban đầu): Một đường giá cũng là đường xu hướng biến động theo 1 đường thẳng như cột cờ

Lá cờ (giai đoạn giá tích luỹ): đây chính là phần giá đi trong một biên độ hẹp và thường dốc xuống, đồng thời phần này cũng đại diện cho quá trình giá tạm dừng, sau một xu hướng giá dịch chuyển rất mạnh. Sự hình thành của lá cờ là điểm mấu chốt mô hình cờ. Và phần lá cờ này bạn lưu ý sẽ là 2 đường song song nhau.

Phần cuối để mô hình được hình thành chính là giá phải phá vỡ khỏi đường xu hướng, để tiếp diễn theo xu hướng ban đầu, với cờ tăng giá sẽ phá cạnh trên, với cờ giảm giá sẽ phá vỡ cạnh dưới.

Như vậy sẽ có 2 dạng cờ gồm: Cờ tăng Bullish Flag hay còn gọi là Bull Flag (Cờ Tăng) và Bearish Flag hay còn gọi là Bear Flag (Cờ Giảm).

9.1.1. Mô hình cờ tăng 

bull flag chart pattern

Mô hình cờ tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng giá rất mạnh hoặc có thể chỉ tăng nhẹ với độ dốc thoai thoải.

Cấu tạo gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau tạo thành phần lá cờ. Phần lá cờ này có xu hướng chếch xuống dưới, ngược lại với hướng đi lên của thị trường trước đó.

Khi giá breakout ra khỏi vùng kháng cự, thị trường sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ, tiếp diễn xu hướng ban đầu.

Cách giao dịch với mô hình cờ tăng 

Đối với mô hình cờ tăng, khi giá phá vỡ đường xu hướng kháng cự, các bạn có thể đặt một lệnh buy ngay sau đó.

Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình.Mô hình lá cờ (Flag) - Đặc điểm nhận dạng & cách giao dịch

Ví dụ thực tế:

giao dich voi mo hinh la co

Vào lệnh Buy khi xuất hiện mô hình giá Flag trong xu hướng tăng. Điểm đặt lệnh là ngay sau khi cây nến phá vỡ kháng cự (Break Out) kết thúc. Điểm dừng lỗ đặt tại mức đáy của kênh giá (Mức thấp nhất của đường hỗ trợ). Điểm chốt lời tại mức giá tính từ điểm vào lệnh có chiều dài bằng chiều dài của cột cờ (Flagpole).

Việc cạn khối lượng thể hiện phe bán đã cắt lệnh, và phe mua dễ dàng kiểm soát được tình hình.

9.1.2. Mô hình cờ giảm

bear flag chart pattern

Ngược lại với mô hình cờ tăng, cờ giảm được hình thành trong một xu hướng giảm mạnh hoặc vừa.

Phần thân cờ cũng được tạo thành bởi hai đường trendline là hỗ trợ và kháng cự song song với nhau nhưng lại có xu hướng chếch lên phía trên một chút.

Ngay khi mô hình cờ giảm kết thúc, nó báo hiệu thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng giảm giá ban đầu.

Cách giao dịch với mô hình cờ giảm

Tương tự với mô hình cờ giảm, khi giá bứt ra khỏi khu vực hỗ trợ để xuyên xuống, ngay lập tức các bạn vào một lệnh sell.

Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình.

Ví dụ thực tế:

Ví dụ thực tế mô hình giá Flag trong xu hướng giảm

Vào lệnh Sell khi xuất hiện mô hình giá Flag ngược trong xu hướng giảm. Điểm đặt lệnh là ngay sau khi cây nến phá vỡ Hỗ Trợ (Break Out) kết thúc. Điểm dừng lỗ đặt tại mức đỉnh của kênh giá (Mức cao nhất của đường Kháng Cự). Điểm chốt lời tại mức giá tính từ điểm vào lệnh có chiều dài bằng chiều dài của cột cờ (Flagpole).

9.2. Mô hình Cờ Đuôi Nheo là gì?Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Đặc điểm Mô hình Cờ đuôi nheo

Cũng giống như chữ nhật, cờ đuôi nheopennant – là mô hình tiếp diễn, hình thành sau một giai đoạn giá đi theo xu hướng mạnh.

Sau một đợt tăng điểm hoặc giảm điểm manh, phe mua hoặc phe bán thường dừng lại để “lấy hơi” trước khi đẩy giá đi tiếp theo hướng của nó. Bởi vì vậy, giá thường cô đọng lại và thể hiện một mô hình tam giác cân nhỏ, gọi là cờ đuôi nheo

Trong khi giá vẫn đang cô đọng, nhiều người mua và người bán quyết định nhảy vào thị trường theo hướng giá đã đi, khiến cho giá bùng nổ ra khỏi mô hình cờ đuôi nheo và tiếp tục đi theo hướng trước đó.

Cách giao dịch với mô hình Cờ Đuôi Nheo

Bạn hãy nhớ lại các mô hình đã học là mô hình Hai Đỉnh, Hai Đáy, mô hình Vai Đầu Vai, mô hình Hình Chữ Nhật. Các mô hình này đều có ít nhất 2 cách giao dịch đó là: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình hoặc chờ giá retest sau khi phá vỡ mô hình.

Còn với mô hình Cái Nêm và mô hình Cờ Đuôi Nheo thì chỉ có 1 cách giao dịch là đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình.

Ví dụ thực tế:

Trong xu hướng giảm:

Một mô hình cờ đuôi nheo giảm thường hình thành sau một giai đoạn giảm điểm mạnh. Sau khi giá giảm mạnh, nhiều người bán đóng lệnh để chốt lời trong khi một số người bán mới lại nhảy vào để đi theo xu hướng, khiến cho giá cô đọng lại 1 chút.

Khi lượng người bán đã đủ mạnh, giá lập tức phá xuống mô hình cờ đuôi nheo giảm và tiếp tục đi theo hướng giảm

Như bạn đã thấy, xu hướng giảm tiếp tục ngay sau khi giá phá xuống phần đáy của mô hình cờ đuôi nheo. Để giao dịch với mô hình này, chúng ta cần đặt lệnh bán ở phần đáy của cờ đuôi nheo với một dừng lỗ nằm phía trên cờ đuôi nheo.

Trong xu hướng tăng:

Trong ví dụ này, giá tạo hướng tăng mạnh trước khi dừng lại. Mô hình được tạo ra như là một sự tạm dừng.

Giống như chúng ta đã dự đoán, giá đã tiếp tục tăng mạnh sau khi phá vỡ mô hình. Để giao dịch, chúng ta đặt lệnh mua ngay trên mô hình cờ đuôi nheo và dừng lỗ nằm dưới đáy cờ đuôi nheo để tránh những tín hiệu sai.

TP Traing

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.