2.9.2. MÔ HÌNH TAM GIÁC (TRIANGLE)

Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Mô hình Tam Giác là gì?
  • Cách giao dịch với mô hình Tam Giác

10.1. Mô hình Tam Giác là gì?

Triangle Chart Patterns - Complete Guide for Day Traders

Mô hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangel) là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi phá vỡ mô hình Tam Giác một cách mạnh mẽ về một phía.

Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không cho thấy sự chiến đấu gắt gao để tạo ra thắng lợi cho một bên.

Cả hai bên đều muốn chờ đợi một tín hiệu gì đó rõ ràng hơn cho đến tận cuối của tam giác.

Càng về cuối tam giác, biên độ giá ngày càng hẹp, một bên quyết định dồn hết sức tung đòn và đã knock out đối phương.

Bạn sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào, bạn chỉ có thể biết rằng giá “khả năng cao” sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác.

Mô hình Tam Giác có 3 loại: Tam Giác CânTam Giác Giảm và Tam Giác Tăng.

10.2. Cách giao dịch với mô hình Tam Giác

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình về bất kỳ phía nào

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình mẫu

10.2.1. Mô hình Tam Giác Cân

Mô hình tam giác cân là mô hình mà đường nối các đỉnh bên trên và đường nối các đáy bên dưới tụ lại với nhau tại phần mũi, tạo thành hình giống như tam giác

Điều xảy ra ở đây là thị trường đang tạo ra những đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn, nghĩa là cả phe mua lẫn phe bán không phe nào đủ sức đẩy giá đi xa để tạo ra một xu hướng rõ ràng

Nếu đây là một trận chiến giữa phe mua và phe bán thì kết quả hiện đang hòa. Đây là một dạng khác của việc giá đang cô đọng lại.

Mô hình tam giác trong phân tích kỹ thuật » Chungkhoanviet.net

Ví dụ thực tế:

Trong biểu đồ bên trên, có thể thấy cả phe mua lẫn bán đều không thể đẩy giá đi theo chiều của họ muốn. Điều này thể hiện trên biểu đồ qua việc giá tạo các đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn

Khi hai đường bên trên và dưới đến gần nhau hơn có nghĩa là khả năng phá vỡ sắp xảy ra. Chúng ta không biết giá sẽ đi theo chiều nào nhưng chúng ta có thể biết rằng thị trường sắp bùng nổ và giá sẽ đi về 1 phía.

Chúng ta có thể đặt lệnh chờ bên trên cạnh trên và bên dưới cạnh dưới của tam giác. Vì chúng ta đã đoán được rằng giá sớm muộn gì cũng phá vỡ mô hình ở 1 phía nên chúng ta cứ chuẩn bị sẵn để đi theo hướng mà giá chọn.

Trong ví dụ trên, nếu chúng ta đặt lệnh chờ mua ở trên cạnh trên mô hình tam giác, chúng ta sẽ có lợi nhuận tốt.

Nếu bạn có đặt lệnh chờ bán ở dưới cạnh dưới của tam giác thì có thể hủy lệnh ngay sau khi giá đã chạm vào lệnh ở trên

10.2.2. Mô hình Tam Giác Giảm

Mô hình tam giác giảm bao gồm một hỗ trợ nằm ngang ở dưới và một cạnh trên dốc xuống với các đỉnh thấp dần.

Mô hình tam giác trong phân tích kỹ thuật » Chungkhoanviet.net

Ví dụ thực tế:

Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng giá dần dần tạo những đỉnh thấp hơn, có ý như là phe bán đang thắng thế so với phe mua.

Trong phần lớn trường hợp, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới và tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, khi mà hỗ trợ quá mạnh, giá sẽ bật lên trở lại và tạo thành hướng lên mạnh.

Tin tốt ở đây là chúng ta không cần quan tâm đến việc giá sẽ đi đâu. Chúng ta chỉ cần biết rằng nó sẽ đi đâu đó và sẽ chuẩn bị sẵn kế hoạch giao dịch. Có thể đặt lệnh chờ bán phía dưới hỗ trợ và lệnh chờ mua phía trên cạnh trên của tam giác.

10.2.3. Mô hình Tam Giác Tăng

Mô hình này xuất hiện bao gồm 1 cạnh ngang bên trên và 1 cạnh dốc lên bên dưới cho tam giác.

Mô hình này diễn ra do giá đã gặp 1 vùng kháng cự mà phe mua không thể đẩy giá vượt qua đó. Tuy nhiên, họ dần dần đẩy giá lên cao hơn, thể hiện qua việc tạo ra những đáy cao hơn ở bên dưới.

Ví dụ thực tế:

Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng phe mua đang bắt đầu tăng thêm sức mạnh bởi vì họ luôn tạo ra những đáy cao mới. Phe mua tạo áp lực mạnh lên kháng cự ở bên trên và kết quả là sự phá vỡ xảy ra

Câu hỏi được đặt ra sẽ là “Giá sẽ đi theo hướng nào? Phe mua sẽ phá được kháng cự hay kháng cự sẽ thắng?”

Nhiều kiến thức sách vở cho rằng trong hầu hết trường hợp, phe mua sẽ thắng trận chiến và giá sẽ phá vỡ kháng cự

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi vùng kháng cự quá mạnh và phe mua không có đủ sức để phá vỡ vùng này

Giá thường sẽ đi lên sau khi phá vỡ mô hình trong phần lớn trường hợp. Điểm chúng tôi muốn nói là bạn đừng quá ám ảnh vào việc giá sẽ đi bên nào, mà bạn hãy sẵn sàng cho việc nó đi bất cứ bên nào cũng được

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua phía trên đường kháng cự bên trên và lệnh chờ bán ở dưới cạnh dốc lên bên dưới

Trong trường hợp này, phe mua đã thua trong cuộc chiến và giá đã giảm điểm. Bạn có thể thấy mức độ giảm điểm xấp xỉ với chiều cao của mô hình tam giác

Nếu chúng ta có lệnh chờ bán phía dưới cạnh dưới của tam giác này thì chúng ta đã có lợi nhuận. Trading

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.