Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- Thuật ngữ “Area of Confluence”
- Cách đánh giá một lệnh “chất lượng cao” và có xác suất thắng cao
- Làm sao để có thể vào một lệnh hội tụ đủ yếu tố của “Area of Confluence”
Một trong những thuật ngữ mà các trung tâm dạy trading lớn của nước ngoài hay nhắc tới đó là “Area of Confluence”. Đây chính là điểm đạt tỷ lệ thắng rất cao. Tuy nhiên, các khóa học ở VN mình thấy rất ít khi nhắc đến, hoặc có cũng không quá chi tiết.
“Area of Confluence” được hiểu là vùng giá mà trader thuộc nhiều trường phái giao dịch cùng hành động và đồng thuận. Khi có nhiều người đồng thuận, vào cùng một loại lệnh thì lệnh đó của chúng ta sẽ có xác suất chiến thắng cao hơn.
Có một số trường phái Phân tích kỹ thuật, TP Trading sẽ điểm qua như sau:
- Trường phái Giao dịch theo xu hướng: Sử dụng hỗ trợ kháng cự / Trendline / MACD / RSI / Moving Average / Bollinger Bands / Elliott Wave. Trường phái này sử dụng nhiều các loại chỉ báo để xác định cấu trúc thị trường và điểm vào lệnh. Giao dịch theo xu hướng cũng là trường phái chính thống, được dạy trong giáo trình CMT – Chartered Market Technician Level 1, 2, 3 – Một trong những giáo trình PTKT chính thống của các nhà quản lý quỹ lớn trên thế giới.
- Trường phái Price Action: Đây là trường phái sử dụng mô hình giá, nến nhật và các mốc giá quan trọng (Key levels) để xác định cấu trúc thị trường. Trường phái này không dùng đến khối lượng và các chỉ báo.
- Trường phái SDZ – Supply Demand Zone: Trường phái này gần như tương tự Price Action, không sử dụng chỉ báo, tuy nhiên cách xác định vùng demand và supply cũng như nguyên tắc xác định chúng tương đối khác Price Action một chút. Tuy nhiên, SDZ và Price Action có rất nhiều điểm tương đồng.
- Trường phái VSA – VPA – Volume Spread Analysis – Volume Price Action: Trường phái này thực chất là Price Action + Khối lượng. Họ vẫn không dùng chỉ báo, nhưng kết hợp thêm khối lượng để dò các bước di chuyển của “tạo lập”. VSA / VPA rất phù hợp khi chúng ta giao dịch các loại tài sản / cổ phiếu hoặc tiền điện tử.
- Ngoài ra còn một vài trường phái khác, sử dụng Order Block, Volume Profile… để tìm điểm vào lệnh.
Area of confluence là vùng giá mà TẤT CẢ các trường phái PTKT đồng thuận và vào cùng một loại lệnh buy / sell.
Sau khi đã hiểu sơ lược các trường phái trong PTKT, trước khi đi vào chi tiết cách vào lệnh sử dụng Price Action / Trend / Trendline / Nến / Đường trung bình Moving Average / MACD / RSI phân kỳ / Bollinger Bands / Fibonacci hay Elliott Wave / Volume. Việc đầu tiên trader cần hiểu đó chính là các yếu tố để chúng ta có thể đánh giá một lệnh có “high winrate” nếu chúng hội tụ đủ các yếu tố sau:
1. Lệnh giao dịch thuận xu hướng lớn
Ai cũng biết đến câu nói, “Trend is friend” vì giao dịch thuận xu hướng sẽ bớt rủi ro cho chúng ta. Tuy nhiên, nhiều trader mới thường thích đánh nghịch xu hướng vì cảm giác được chiến thắng thị trường. Thích lao vào bắt đáy, cản tàu. Tuy win rate không cao nhưng nó làm trader cảm thấy mình hạnh phúc hơn.
- Nếu bạn vào lệnh BUY trong xu hướng TĂNG thì lệnh đó +1 điểm
- Nếu bạn vào lệnh SELL trong xu hướng TĂNG thì lệnh đó -1 điểm
- Nếu bạn vào lệnh SELL trong xu hướng GIẢM thì lệnh đó +1 điểm
- Nếu bạn vào lệnh BUY trong xu hướng GIẢM thì lệnh đó -1 điểm
2. Lệnh giao dịch thuận breakout momentum
Ví dụ trên cho chúng ta thấy, giá đã 04 lần không vượt qua nổi kháng cự, tuy nhiên lần cuối, giá đã phá qua vùng kháng cự “cứng” đó, break out, thay đổi xu hướng từ sideway ==> tăng. Như vậy:
- Nếu bạn vào lệnh BUY khi có Breakout TĂNG, lệnh đó +1 điểm. Nhưng nếu bạn SELL cản tàu, lệnh đó là lệnh -1 điểm.
- Nếu bạn vào lệnh SELL khi có breakout GIẢM, lệnh đó +1 điểm. Nhưng nếu bạn BUY cản tàu, lệnh đó -1 điểm.
3. Fresh Trend vs Trend Exhaustion
Fresh Trend tạm dịch là vào lệnh khi trend vừa mới bắt đầu. Sau khi xu hướng được hình thành, sẽ có một lượng trader take profit, họ sẽ cắt lệnh, tạo thành những sóng chỉnh. Trend Exhaustion tạm dịch là chúng ta vào trễ, khi xu hướng đã hình thành thì khả năng “đu đọt” là rất cao. Dĩ nhiên xuyên suốt giáo trình, mình sẽ chia sẻ cách tìm điểm đào chiều bằng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau.
- Nếu chúng ta vào lệnh tại những điểm đảo chiều, bắt đầu một xu hướng mới, lệnh đó +1 điểm
- Nếu chúng ta vào lệnh khi giá đã chạy được một đoạn MÀ CHƯA CHỈNH (chưa hồi), lệnh đó -1 điểm
4. Lệnh có sử dụng timeframe lớn
Timeframe lớn > Timeframe nhỏ. Ở đây mình ám chỉ key level, xu hướng, mô hình giá, hay tất cả những tín hiệu khác tạo bởi indicator, price action… Higher timeframe được hiểu như timeframe Ngày / Tuần / Tháng.
Các bạn cứ tưởng tượng, xu hướng hay cấu trúc thị trường không phải dễ dàng hình thành bởi một vài người mà là sự đồng thuận của hầu như tất cả mọi người (phiên Á / Âu / Mỹ / cá nhân / tổ chức). Việc dùng timeframe lớn sẽ giúp bạn nhìn nhận được rõ ràng cấu trúc của thị trường và lọc bớt nhiễu.
- Nếu lệnh đó có sử dung các yếu tố của TF lớn (D / W / M), lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó không sử dụng TF lớn, lệnh đó -1 điểm
5. Lệnh có đồng pha / hợp lưu giữa các timeframe
Bạn tưởng tượng các con sóng như sóng biển. Bao gồm 03 con sóng, sóng chính đập vào bờ, sóng phụ hồi ra xa bờ và những con sóng nhỏ lăn tăn.
Chuyện gì xảy ra khi chúng ta cuỡi lên sóng nhỏ lăn tăn (timeframe nhỏ / M1 / M5 / M15), chúng sẽ vô định, không biết chạy về hướng nào đúng không?
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta cưỡi sóng hồi ra xa bờ (timeframe 1H)? Chúng ta sẽ có lãi được một đoạn nhưng rồi sẽ stop loss khi sóng chính ập đến đúng không?
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta vào lệnh thuận sóng chính (4H / D / W), nhưng điểm đó lại là điểm sóng hồi đưa chúng ta ra xa bờ? Chúng ta sẽ lỗ đúng không?
Như vậy, việc chúng ta cần làm là xác định điểm cuối của sóng hồi ra, chờ sóng hồi đồng pha / hợp lưu với sóng chính, chúng ta sẽ cưỡi sóng đó vào bờ. Để nôm na các bạn có thể hiểu, chúng ta bơi ra xa bờ tại điểm đảo chiều (swing point), nhảy lên ván trượt và để sóng chính đưa chúng ta vào bờ.
Kết luận lại:
- Nếu lệnh đó có hợp lưu 2-3 timeframe, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó không có hợp lưu 2-3 timeframe, lệnh đó -1 điểm
6. Lệnh có phân kỳ tại key level
Phân kỳ có thể là phân kỳ volume / MACD / RSI / StochRSI. Khái niệm phân kỳ các bạn sẽ học trong giáo trình PTKT Ngày 3. Chúng thể hiện sự đối nghịch giữa di chuyển của giá và các chỉ báo momentum.
- Nếu lệnh đó có phân kỳ tại key level, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó không có phân kỳ tại key level, lệnh đó -1 điểm
7. Lệnh có Fibonacci confirm
Fibonacci là một thuật ngữ các bạn sẽ học trong nội dung Ngày 04. Vùng Fibonacci 0.5 – 0.618 là những vùng có “xác suất cao” sẽ đảo chiều.
- Nếu lệnh đó bạn vào lệnh tại vùng Fibonacci 0.5 – 0.618, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó bạn vào lệnh KHÔNG tại vùng Fibonacci 0.5 – 0.618, lệnh đó -1 điểm
8. Lệnh có trendline confirm
Trendline (đường xu hướng), vừa giúp chúng ta xác định xu hướng một cách dễ dàng, vừa hoạt động như một vùng hỗ trợ.
- Nếu lệnh đó vào tại vùng chạm với trendline, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó vào tại vùng khác, lệnh đó -1 điểm
9. Lệnh có đường Moving Average confirm
Tương tự như trendline, đường Moving Average hoạt động như một đường hỗ trợ / kháng cự
- Nếu lệnh đó vào tại vùng chạm với đường Moving Average (20 / 50 / 100 / 200), lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó vào tại vùng khác, lệnh đó -1 điểm
Bạn sắp loạn trí chưa? Đây là một ví dụ của lệnh có những yếu tố trên nhé
10. Lệnh có mô hình nến confirm
Các mô hình nến đảo chiều / tiếp diễn xu hướng có diễn ra tại vùng key level không?
- Nếu lệnh đó có Price Action (mô hình nến) hỗ trợ, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó không có Price Action (mô hình nến) hỗ trợ, lệnh đó -1 điểm
11. Lệnh có mô hình giá tại key level confirm
Mô hình giá là một cách dễ dàng cho các trader sử dụng để dự đoán xu hướng tiếp theo của tài sản / cặp tiền mà mình đang giao dịch.
- Nếu lệnh có sử dụng mô hình giá tại key level, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh không sử dụng mô hình giá tại key level, lệnh đó -1 điểm
12. Lệnh vào tại vùng key level “chất lượng”
Chúng ta đã học qua các tiêu chí đánh giá vùng hỗ trợ / kháng cự, hay còn được gọi là key level.
- Nếu lệnh đó vào tại vùng key level chất lượng, lệnh đó +1 điểm
- Nếu lệnh đó không vào tại vùng key level chất lượng, lệnh đó -1 điểm
Các tiêu chí đánh giá vùng key level tóm gọn lại như sau:
12.1. Key level tại timeframe lớn Daily / Weekly / Monthly
12.2. Key level tại đỉnh cao nhất / đáy thấp nhất
12.3. Key level mà giá phản ứng nhiều lần
12.4. Key level mà giá phản ứng gần đây
12.5. Key level vừa là kháng cự / vừa là hỗ trợ
Còn rất nhiều những tín hiệu để đánh giá một lệnh chất lượng cao nữa, tuy nhiên TP Trading đã điểm qua top những tín hiệu phổ biến nhất mà các khóa học nổi tiếng thế giới dạy cho học viên của họ.
Chúng ta cùng nhau lấy một ví dụ để hiểu lần lượt thứ tự vào lệnh, trước khi học qua những bài sau nhé:
- Giá tạo đỉnh đáy cao hơn ==> Chúng ta tìm lệnh BUY (thuận xu hướng) ==> +1 điểm
2. Vùng giá chúng ta chờ mua cũng đang ở Key level ==> +1 điểm
3. Vùng giá chúng ta chờ mua chạm với đường Moving Average tại key level ==> +1 điểm
4. Vùng giá chúng ta chờ mua chạm trendline ==> +1 điểm
5. Vùng giá chúng ta chờ mua trùng khớp vùng Fibonacci 0.5 – 0.618 ==> +1 điểm
6. Vùng giá chúng ta chờ mua có Price Action, nến reject giảm giá ==> +1 điểm
Dĩ nhiên chúng ta có thể vào luôn một lệnh BUY, stop loss ngay phía dưới râu nến. Tuy nhiên, lệnh trên vẫn còn thiếu một yếu tố cuối cùng. Confirm của confirm.
7. Vùng giá chúng ta mua đồng pha với sóng chính ==> +1 điểm
Có rất nhiều trường hợp, giá KHÔNG hồi lên ngay và tiếp tục xu hướng giảm. Tức lệnh đó chưa đồng pha giữa sóng hồi và sóng chính.
Như vậy để có được một lệnh đồng pha với sóng chính, chúng ta cần trend giảm này kết thúc (sóng hồi kết thúc), đó mới chính là điểm đảo chiều, và chúng ta cưỡi sóng chính về bờ.
Nếu trendline giảm bị break, khi đó chúng ta mới có thể kết luận, điểm đó chính là điểm đồng pha của sóng chính (tăng) và sóng hồi (giảm). Khi đó sóng hồi đã kết thúc và “ngoan ngoãn” theo sóng chính về bờ.
Sau đây là một ví dụ nữa để chúng ta có thể hiểu được thuật ngữ “Area of Confluence”
Như vậy là chúng ta đã đi qua một thuật ngữ rất quan trọng của PTKT, đó là “Area of Confluence”.
Điều gì xảy ra nếu mọi trường phái PTKT đều cùng nhau nhìn về một hướng? Đều vào lệnh BUY cùng chúng ta?
Xác suất thắng sẽ rất cao đúng không? Đó cũng chính là lý do TP Trading ra đời. Giúp các bạn thấu hiểu thị trường. Chi tiết cách giao dịch bằng Price Action, sử dụng các chỉ báo, đọc vị dòng tiền của tạo lập thông qua volume, áp dụng Elliott Wave vào giao dịch sẽ được TP Trading mô tả chi tiết trong những bài sau.
TP Trading xin chào <3
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.