3.5. GIAO DỊCH VỚI MACD

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • MACD là gì?
  • MACD thường bị dùng sai cách như thế nào?
  • Cách dùng MACD một cách hiệu quả

Những câu hỏi trên sẽ được chúng mình giải đáp trong bài học này.

MACD là một trong những chỉ báo (indicator) vô cùng phổ biến đối với những trader sử dụng phân tích kỹ thuật. Vậy MACD là gì, cấu tạo như thế nào và những cách nào giao dịch hiệu quả nhất?

Trong bài học này mình sẽ trả lời những câu hỏi trên. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trong đó 12, 26 và 9 là chu kỳ của các đường EMA.

Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA.

Từ đó chỉ báo này có 3 thành phần:

  • Đường MACD: lấy EMA 12 – EMA 26
  • Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MACD
  • Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal

3. Chi tiết các thành phần chỉ báo MACD

3.1. Đường MACD

Đường MACD hay còn gọi MACD Line. Công thức tính đường MACD:

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26

Chỉ Báo MACD Là Gì? Cách Sử Dụng MACD - Tổng đài Forex Việt Nam

3.2. Đường Signal

Đường Signal hay còn gọi Signal Line. Công thức tính đường Signal:

Đường Signal = EMA 9 của đường MACD

Thông thường nếu nhắc đến EMA 9 thì chúng ta thường hiểu là lấy GIÁ để tính EMA.

Còn EMA 9 của đường MACD tức là lấy GIÁ TRỊ MACD để tính EMA (giá trị đường MACD đã có công thức tính ở trên).

Đường Signal được vẽ tự động trên các nền tảng giao dịch, được thể hiện là đường màu cam trên ở ví dụ trên.

3.3. Histogram

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

4. Thông số tốt nhất của chỉ báo MACD là gì?

Các chỉ báo (indicator) luôn có thể điều chỉnh thông số để phù hợp với chiến lược giao dịch mỗi người.

MACD cũng có thể thay đổi các thông số.

Hiện nay các trader luôn chỉnh sửa các thông số mặc định để tìm ra bộ thông số tối ưu nhất cho mỗi chỉ báo, trong đó có cả MACD.

Nhưng theo quan điểm của mình, không có thông số tốt nhất.

Chúng ta nên tập trung tối ưu hóa cách giao dịch hiệu quả chỉ báo MACD mặc định hơn là tìm ra thông số tối ưu nhất cho MACD.

5. Cách giao dịch với MACD

5.1. Bullish MACD (MACD ám chỉ giá tăng)

Như vậy, chúng ta thấy có 06 trường hợp MACD ám chỉ giá sẽ tăng (đúng hơn là giá ĐÃ tăng):

  1. Đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên
  2. Đường MACD vượt đường Zero
  3. Đường MACD và đường Signal chạy cùng nhau
  4. Histogram đạt đáy và giảm dần
  5. Phân kỳ thuận MACD
  6. Phân kỳ ẩn MACD

5.2. Bearish MACD (MACD ám chỉ giảm tăng)

Như vậy, chúng ta thấy có 06 trường hợp MACD ám chỉ giá sẽ giảm (đúng hơn là giá ĐÃ giảm):

  1. Đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống
  2. Đường MACD cắt xuống Zero
  3. Đường MACD và đường Signal chạy cùng nhau
  4. Histogram đạt đỉnh và giảm dần
  5. Phân kỳ thuận MACD
  6. Phân kỳ ẩn MACD

5.3. Giao dịch với MACD kết hợp Price Action / Trendline / Fibonacci / Moving Average

Đây chắc chắn là cách giao dịch cơ bản nhất với chỉ báo MACD mà bạn có thể đã nghe qua.

Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống => SELL.

Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên => BUY.

Mình tin chắc bạn đã thử áp dụng công thức đơn giản này nhưng không đem lại kết quả. Lúc thì nó đúng, lúc thì nó sao. Tại sao lại như vậy?
TP Trading
Đơn giản là MACD tính toán dựa trên EMA 12 và 26. Mà EMA chúng ta đã học ở bài trước, chúng chính là trung bình giá của 12 và 26 phiên gần nhất. Hay nói cách khác, giá ĐÃ CHẠY, chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường cùng lắm là đeo thêm mắt kính vào.
TP Trading
Một số tài liệu thì sử dụng MACD phân kỳ để tìm kiếm điểm đảo chiều. Tuy nhiên theo mình, nếu chọn cách giao dịch bằng phân kỳ, hãy chọn RSI phân kỳ vì nó mang lại độ chính xác cao hơn nhiều và RSI không bị trễ như MACD (vì MACD dựa trên EMA).
TP Trading
Vậy phải giao dịch với MACD như thế nào cho hiệu quả?
 Hãy đảm bảo bạn viết xuống giấy điều này!

KHÔNG VÀO LỆNH BẰNG MACD HAY BẤT KỲ INDICATOR NÀO. MACD CHỈ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CỦNG CỐ THÊM QUYẾT ĐỊNH VÀO LỆNH.

Các bước giao dịch với MACD kết hợp Price Action / Trendline / Fibonacci / Moving Average:
  1. Dùng Price Action xác định cấu trúc xu hướng
  2. Dự đoán các điểm đảo chiều thường gặp
  3. Dùng Trendline hoặc Fibonacci hoặc Moving Average hoặc MACD để để xác nhận điểm đảo chiều
  4. Quan sát Price Action tại điểm đảo chiều
  5. Vào lệnh
Hãy xem 02 ví dụ dưới đây nhé!
Lợi nhuận: 28%

Phía trên là một lệnh hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của PTKT. Cùng chờ xem kết quả nhé!

Lợi nhuận: 74%
Các bạn có thể thấy, nếu hiểu được cấu trúc của thị trường, kết hợp được nhiều công cụ giao dịch với nhau thì indicator mới thực sự hữu ích cho chúng ta. Còn hiểu đơn giản MACD cắt lên cắt xuống mà vào lệnh thì chỉ có trái đắng mà thôi!
Ở những bài tiếp theo, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu những công cụ giao dịch khác!
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
TP Trading
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.