3.2. GIAO DỊCH VỚI PRICE ACTION

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • 03 điểm đảo chiều thường gặp trong một xu hướng
  • Cách phối hợp 2-3 timeframe để đi tìm điểm hợp lưu
  • Làm gì khi D tăng, 4H giảm, 1H giảm?
  • Giao dịch hợp lưu 3 time-frame + Fibonacci
  • Phân biệt sóng D, 4H vs sóng 1H
  • ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT!

Video: Giao dịch với Price Action

Đối với trader thì Price Action (hành động giá) là một khái niệm vô cùng quan trọng. Price Action trading là phương pháp giao dịch theo hành động giá, nghĩa là trader sẽ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên các biểu đồ giá.  Trong bài viết hôm nay, TP Trading sẽ cùng mọi người tìm hiểu Price Action là gì, và các nguyên tắc giao dịch theo hành động giá.

Price Action là một phương pháp phân tích rất đặc biệt trên các thị trường tài chính như chứng khoán, forex hay tiền điện tử nhưng không được biết đến nhiều như phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật. Price Action rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, cái khó của phương pháp này không nằm ở chỗ kỹ thuật sử dụng mà là tư duy nhìn nhận và đánh giá thị trường của mỗi trader. Cũng chính vì lý do này mà nhiều người “ngại” tìm hiểu về Price Action nhưng thực tế thì phương pháp giao dịch này lại đặc biệt dễ tiếp cận đối với các trader mới. Một khi đã biết được cách giao dịch với Price Action hiệu quả thì phương pháp này sẽ khiến bạn phải theo đuổi nó suốt đời.
Price Action là một trường phái PTKT bỏ qua khối lượng. Đối với mình, Price Action là phương pháp giao dịch nền tảng, sau đó có thể kết hợp các công cụ khác kèm theo như volune, trendline, MA, Bolingerband,… 

1. Price Action là gì?

Trong đầu tư forex hay chứng khoán, có 2 trường phái phân tích phổ biến, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Vậy, Price Action có phải là một trường phái phân tích mới?

Nếu phân tích cơ bản đi nghiên cứu các yếu tố như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các chỉ số kinh tế của một quốc gia hay các yếu tố về chính trị, xã hội để xác định mức độ và chiều hướng tác động của chúng đến giá cả trên thị trường thì phân tích kỹ thuật lại sử dụng chính dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự đoán xu hướng của giá trong tương lai. Và Price Action thực ra cũng là một phương pháp phân tích kỹ thuật, thông tin duy nhất mà phương pháp này sử dụng chính là dữ liệu giá.

Tuy nhiên, chúng ta thường biết đến trường phái phân tích kỹ thuật thông qua các chỉ báo hay indicators, là kết quả của các phép tính từ đơn giản đến phức tạp, dựa trên các dữ liệu giá và khối lượng trong quá khứ để khi nhìn vào các indicators này, những nhà giao dịch sẽ dự đoán được thị trường sẽ đi theo xu hướng nào. Với Price Action thì khác, công cụ duy nhất mà phương pháp này sử dụng chính là đồ thị giá, ngoài ra không có bất kỳ một indicators hay công cụ kỹ thuật nào khác.

Nguyên lý cơ bản của Price Action chính là: mọi sự chuyển động của giá đều chịu tác động từ những thực thể tham gia vào thị trường, không ai khác ngoài người mua và người bán. Mà hành vi của họ lại chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội nên có thể nói rằng giá cả trên thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, điều này cũng đúng với nguyên lý của trường phái phân tích kỹ thuật.

Nhiệm vụ của Price Action chính là phân tích hành vi của các thực thể tham gia vào thị trường hay nói cách khác, Price Action tìm ra thế lực nào đang kiểm soát thị trường, phe mua hay phe bán, từ đó có thể xác định chiều hướng biến động của giá theo sự kiểm soát đó.

Investment Strategies in Cryptocurrency, Part 2: Technical Analysis | by  Eric Lewis | ERC dEX | Medium

Nếu phe mua đang kiểm soát thị trường, tức là số lượng và khối lượng mua vào nhiều hơn so với bán ra (cầu lớn hơn cung) thì giá sẽ có xu hướng tăng, trader vào lệnh Buy. Ngược lại, nếu phe bán đang kiểm soát thị trường, tức là số lượng và khối lượng bán ra nhiều hơn mua vào (cung lớn hơn cầu) thì giá sẽ có xu hướng giảm, trader vào lệnh Sell.

Sức mạnh lớn nhất của Price Action chính nằm ở sự đơn giản. Chỉ cần một đồ thị giá trống trơn, bằng việc quan sát vào các cây nến trên đồ thị, trader sẽ có được những thông tin cần thiết nhất để phân tích hành vi của giá (hay đúng hơn là hành vi của người mua, người bán), từ đó xác định bước đi tiếp theo của thị trường.

2. Công cụ phân tích của Price Action

Nguyên tắc trọng yếu của Price Action chính là đơn giản hóa quá trình phân tích và giao dịch. Không sử dụng các phép tính rắc rối, không chằng chịt indicators mà thứ duy nhất các trader dùng đến chính là những cây nến trên đồ thị.

Bản thân mỗi cây nến đã cung cấp cho trader rất nhiều thông tin về phiên giao dịch hình thành nên cây nến đó và một vài cây nến kết hợp với nhau sẽ kể cho chúng ta một câu chuyện thú vị về hành vi của giá. Sẽ có sự kết hợp là ngẫu nhiên, không cung cấp một thông tin đặc biệt nào nhưng cũng có sự kết hợp mang lại những tín hiệu giao dịch có giá trị, là khi mà các cây nến kết nối với nhau và cung cấp thông tin về hành vi của giá một cách rõ ràng thì sự kết hợp đó tạo thành các mẫu hình nến (candlestick patterns).

Khi sự kết hợp này diễn ra trong một giai đoạn dài hơn, số lượng các cây nến nhiều hơn và di chuyển của giá tạo thành những hình dáng đặc biệt, ẩn chứa đằng sau đó là diễn biến tâm lý và hành vi của 2 phe mua, bán thì lúc này, sự kết hợp của nhiều cây nến đó tạo ra các mô hình giá (price patterns).

Bên cạnh việc phân tích hành vi của giá thông qua các cây nến thì tại những vùng giá mà các cây nến xuất hiện, sẽ có những vùng giá đặc biệt quan trọng mà chúng ta vẫn biết đến với tên gọi kháng cự (resistance), hỗ trợ (support). Tại đó, người mua, kẻ bán thường phản ứng nhiều hơn, có những hành vi mang tính quyết định đến sự chuyển động của giá trong tương lai.

Vậy thì, những thứ được tạo ra chỉ duy nhất từ các cây nến bao gồm: hỗ trợ, kháng cự; mẫu hình nến và mô hình giá chính là các công cụ phân tích của Price Action. Những công cụ này được chính các trader phát hiện ra thông qua việc quan sát nến trên đồ thị giá, hoàn toàn không có sự hỗ trợ của bất kỳ một công cụ hay chỉ báo kỹ thuật nào. Chính vì vậy, Price Action không đơn giản chỉ là việc nghiên cứu và học như khi học cách sử dụng indicators mà các bạn cần có kỹ năng quan sát và tư duy nhiều hơn. Đây vừa là ưu điểm mà cũng vừa là hạn chế của phương pháp giao dịch này.

3. Ưu điểm và hạn chế của Price Action

Cũng giống như phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật bằng indicators, Price Action cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Một trong những điều mà Price Action làm tốt hơn so với các phương pháp phân tích khác chính là khả năng thấu hiểu thị trường. Vì mỗi hành vi của các thực thể tham gia mua, bán trên thị trường đều được thể hiện qua các cây nến mà nhiệm vụ của Price Action lại là giúp trader “mổ xẻ” các cây nến đó rất chi tiết về hình dáng, độ lớn và cả sự liên kết với nhau để nắm bắt những hành vi này một cách chính xác nhất. Khi các bạn đầu tư hay kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào thì việc thấu hiểu thị trường chính là yếu tố cốt lõi, chỉ có hiểu thì mới đối phó và chiến thắng được nó. Chính vì lý do này mà rất nhiều trader chuyên nghiệp lựa chọn Price Action làm phương pháp giao dịch chủ đạo.

Đối với một trader mới thì Price Action lại càng phù hợp. Thay vì phải bắt đầu với những phương pháp phân tích phức tạp, các bạn nên học cách thấu hiểu thị trường, một khi đã nắm bắt được nó, việc nghiên cứu thêm các kỹ thuật phân tích nâng cao, các chỉ báo phức tạp sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

3.1. Ưu điểm của Price Action

Đơn giản

Là ưu điểm và cũng là yếu tố đặc biệt nhất của phương pháp giao dịch này. Price Action sử dụng nến trên một đồ thị giá “trống trơn” là thông tin duy nhất để phân tích và ra quyết định giao dịch nên sẽ không có tình trạng “thừa tín hiệu” như khi sử dụng indicators. Bên cạnh đó, nếu các indicators dễ gây rối, loạn mắt thì Price Action lại giúp trader dễ tập trung hơn, dễ quan sát hơn và không có tín hiệu gây nhiễu.

Ngoài ra, sự đơn giản của Price Action còn giúp cho trader bớt căng thẳng, có thể thực hiện trên bất kỳ thiết bị nào, kể cả điện thoại di động, mà điều này thì không được khuyến khích khi giao dịch với indicators.

Thời gian tiếp cận nhanh hơn

Hiện nay, trong giao dịch forex nói riêng và các thị trường tài chính nói chung, có đến hàng trăm indicators khác nhau. Một trader sẽ lựa chọn cho mình một số indicators phù hợp với chiến lược giao dịch của họ và mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi tìm hiểu một indicators bất kỳ, các bạn sẽ phải hiểu về nó, về cách tính, về đặc điểm, ý nghĩa, cách sử dụng nó khi phân tích xu hướng và để áp dụng indicators đó vào trong giao dịch một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi các bạn phải trải qua thời gian luyện tập và thử-sai rất nhiều lần. Hơn nữa, các indicators nếu sử dụng độc lập sẽ không mang lại hiệu quả cao nên thường được kết hợp với indicators hoặc các công cụ phân tích khác. Quá trình luyện tập với các indicators, lựa chọn công cụ phân tích kết hợp rồi so sánh các indicators với nhau để tìm ra những indicators mà các bạn cho là ưng ý nhất sẽ mất rất rất nhiều thời gian. Và ở đây, chúng tôi đang muốn nói đến việc nghiên cứu về indicators một cách bài bản nhất chứ không phải chỉ tìm hiểu quoa loa về cách sử dụng nó như thế nào rồi áp dụng một cách máy móc.

Ngược lại, đối với Price Action, việc quan trọng nhất mà các bạn cần nghiên cứu chính là làm thế nào để hiểu thị trường. Trong khi tâm lý thị trường đã thể hiện đầy đủ thông qua hành vi của giá cả, việc xác định đúng tâm lý đó hay không chỉ phụ thuộc vào khả năng quan sát và nhận định của các bạn. Tất nhiên, nghiên cứu về tâm lý thị trường và hành vi đám đông không hề đơn giản nhưng nếu biết cách để bắt đầu, các bạn sẽ nắm bắt rất nhanh.

Price Action giúp các trader mới bớt ảo tưởng về sức mạnh của indicators

Có rất nhiều trader khi mới gia nhập vào thị trường thì bắt tay ngay vào việc học cách sử dụng indicators vì họ có xu hướng muốn kiếm tiền nhanh mà indicators lại là công cụ có thể đáp ứng nhu cầu này một cách nhanh nhất. Đó chỉ là “ảo tưởng” của những trader mới.

Khi bắt đầu tìm hiểu về indicators, các bạn sẽ “được hướng dẫn” sử dụng chúng một cách rất cụ thể, khi indicators như thế này thì vào lệnh Buy hay như thế kia thì vào lệnh Sell, điều này rất dễ khiến indicators trở nên “chén thánh hóa” trong mắt các trader mới. Nhưng với Price Action, phương pháp này chỉ dựa vào đồ thị giá, không có một con số cụ thể nào, không một đường tín hiệu nào cả mà hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của giá, dự đoán đúng hay sai hoàn toàn là do khả năng phân tích và nhận định của các bạn nên sẽ không có bất kỳ sự bám víu nào cả, mà không bám víu thì sẽ càng bớt được sự ảo tưởng, càng tránh được nhiều sai lầm.

Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng indicators là không tốt, các trader chuyên nghiệp họ vẫn đang sử dụng indicators và cũng có rất nhiều người thành công với indicators, thậm chí, một số indicators cung cấp tín hiệu giao dịch với xác suất thành công rất lớn. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự phù hợp với các trader mới, liệu các bạn có chịu bỏ thời gian để nghiên cứu về indicators một cách bài bản nhất hay sẽ nóng vội học cách sử dụng chúng một cách máy móc rồi trở nên ảo tưởng về khả năng của indicators?

Price Action giúp trader tư duy nhiều hơn

Chỉ dựa vào đồ thị giá, bằng việc quan sát hành vi của giá thông qua các cây nến, trader sẽ dự đoán được xu hướng của thị trường trong tương lai. Nhờ đâu? Hỗ trợ, kháng cự? Mẫu hình giá hay các mô hình nến? Tất cả những công cụ đó cũng chỉ là kết quả từ khả năng quan sát của trader, rồi từ kết quả đó mà trader phải vận dụng sự am hiểu về thị trường và kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định của mình để dự báo một cách chính xác nhất. Tất cả những hoạt động này đều kích thích khả năng tư duy của trader. Cũng chính vì không có một công cụ nào để bám víu, không một tín hiệu nào sẵn có mà “bộ não” của trader được hoạt động nhiều hơn.

Trong khi đó, các trader mới thường có xu hướng sử dụng indicators một cách máy móc, như nhìn thấy RSI vượt xuống dưới đường 20 thì vào lệnh Buy, vượt lên trên đường 80 thì vào lệnh Sell, hay nhìn thấy giá vượt ra khỏi dải trên của Bollinger Bands thì vào lệnh Sell, vượt ra khỏi dải dưới của Bollinger Bands thì vào lệnh Buy… mà không đánh giá độ tin cậy của các tín hiệu đó, đơn giản vì họ tiếp cận chúng một cách sơ sài, không đi sâu vào bản chất thì làm sao có khả năng nhận định, đánh giá một tín hiệu là tin cậy hay gây nhiễu. Dần dần, việc “học vẹt” này sẽ làm mất khả năng tư duy của họ.

3.2. Hạn chế của Price Action

Đơn giản về hình thức nhưng khó tiếp cận

Khó tiếp cận ở đây là khó để thấu hiểu thị trường, khó để dự đoán. Price Action hoạt động cực kỳ đơn giản, chỉ việc nhìn vào đồ thị giá và dự đoán xu hướng thị trường thông qua hành vi của giá trên đồ thị. Nhưng khó ở đây là nhìn như thế nào? Nhìn mà đơn giản chỉ là nhìn thì ai nhìn chả được! Nhìn để phát hiện ra các vùng hỗ trợ, kháng cự, nhìn để nhận dạng mẫu hình nến, mô hình giá, rồi từ đó phân tích tâm lý thị trường thông qua những công cụ đó thì không phải ai cũng làm được. Nếu giá đi vào vùng hỗ trợ, kháng cự hay giá hình thành những mẫu hình nến, các mô hình giá thì những hành vi đó của giá sẽ cung cấp cho trader một hướng đi cụ thể, còn việc đi như thế nào (đi khi nào, đi bao lâu, bao xa thì dừng…) là phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của từng người.

Price Action mang tính chất chủ quan

Mỗi người sẽ có một cách xác định các vùng giá hỗ trợ, kháng cự khác nhau. Có người chỉ xác định một vùng giá là kháng cự quan trọng khi giá có ít nhất 2 lần quay đầu đi xuống tại vùng giá đó nhưng cũng có người chỉ cần giá phản ứng đúng một lần nhưng chất lượng là đã có thể xác định vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng trên đồ thị. Mà khái niệm “chất lượng” cũng sẽ rất khác nhau theo quan điểm của từng người.

Đối với các mẫu hình nến hay các mô hình giá, mặc dù sẽ có một số những đặc điểm nhận dạng nhất định nhưng không phải tất cả những đặc điểm đó đều bắt buộc tuân theo các quy chuẩn cụ thể nên mỗi trader sẽ nhận dạng mô hình theo một cách riêng. Ngoài ra, với cùng một mô hình thì mỗi người cũng sẽ có những phân tích khác nhau, sự thấu hiểu khác nhau nên cách thức giao dịch, vào lệnh, chốt lời hay cắt lỗ cũng sẽ khác nhau.

Đó là tính chủ quan của Price Action.

Price Action đã bỏ qua volume

Điểm yếu lớn nhất của Price Action là đã bỏ qua yếu tố khối lượng, một trong những yếu tố rất quan trọng trong 06 mệnh đề thuộc Dow Theory (Dow Jones cha đẻ của PTKT). Chính vì yếu tố đó, đã có một phương pháp giao dịch kết hợp volume vào và có tên gọi là VSA / VPA. Phương pháp này sẽ được mình đề cập trong những bài tiếp theo, giúp bổ trợ rất tốt cho những điểm yếu mà Price Action không có.

4. 04 bước giao dịch bằng Price Action

5. Xác định điểm đảo chiều 

5.1. Vào lệnh bằng điểm đảo chiều trong xu hướng tăng

5.1.1. Đảo chiều tại đỉnh cũ
Vì trong video mình đã có khá nhiều ví dụ về thị trường FX, bài viết này mình sẽ lấy ví dụ về thị trường chứng khoán VN.
Ví dụ: Cổ phiếu MBB – Ngân hàng Quân đội
TP Trading
TP Trading
Lợi nhuận 17%
Lợi nhuận: 36%
Rất đơn giản đúng không nào? Cùng nhau đi tiếp kiến thức tiếp theo nhé, đảo chiều tại vùng đáy cũ.
5.1.2. Đảo chiều tại đáy cũ
Ví dụ: Cổ phiếu: GVR
Lợi nhuận: 36%
5.1.3. Đảo chiều tại vùng Fibonacci 0.5 – 0.618
Cách dùng Fibonnaci thì mình sẽ hướng dẫn trong nội dung Ngày 4 nhé 🙂
Ví dụ: Cố phiếu GMD
Lợi nhuận: 39%
5.2. Vào lệnh bằng điểm đảo chiều trong xu hướng giảm
5.2.1. Đảo chiều tại đáy cũ
Vì chứng khoán chỉ có lệnh BUY, cho nên mình sẽ dùng các ví dụ liên quan đến vàng, BTCUSD, và các cặp tiền để cho các bạn dễ hiểu cách vào lệnh trong xu hướng giảm.
Ví dụ: EURUSD – 4H
TP Trading
Lợi nhuận: 127 PIP
5.2.2. Đảo chiều tại đỉnh cũ
Ví dụ: EURUSD – Daily 
Lợi nhuận: 450 PIP
5.2.3. Đảo chiều tại vùng Fibonacci 0.5 – 0.618
Ví dụ: USDCAD – 4H
Lợi nhuận: 144 PIP
Như vậy là chúng ta đã hiểu được cách giao dịch với Price Action. Rất đơn giản, nhưng để tìm được key level (đỉnh / đáy) đòi hỏi thực hành mới trở nên thuần thục được.
Ở những bài tiếp theo, chúng ta sẽ học cách sử dụng các công cụ giao dịch khác.
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
TP Trading
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.