Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- Cách giao dịch với trendline
- Cách kết hợp trendline cùng với Price Action
- Lưu ý khi dùng trendline
Trendline theo mình là một công cụ khó, vì nó đều tùy khả năng của mỗi trader. Hơn nữa, do nó chỉ cần 3 điểm chạm, nên đôi khi nó có quá nhiều biến thể dẫn đến người mới (thậm chí cả những trader lâu năm) cũng lay hoay không biết nên vẽ trendline như thế nào.
Trong giáo trình Set and Forget, tác giả có đề cập đến một số lưu ý khi vẽ trendline như sau:
- Các bạn nếu để ý, ở hình đầu tiên, khi giá chưa hình thành đỉnh cao hơn, thì chúng ta CHƯA vẽ được trendline.
- Khi giá phá qua đỉnh cũ, chúng ta TẠI THỜI ĐIỂM ĐÓ mới có thể nối 2 ĐÁY cũ để thành trendline
- Đó phải là đáy của một nhịp sóng chứ phải là 1-2 cây nến đỏ, không phải là một nhịp chỉnh.
Ngoài ra, thị trường không hoàn hảo, cho dù giá chạy theo trend thì có những lúc ngồi vẽ mãi chẳng được cái trendline nào ưng ý. Hơn nữa, việc vẽ có râu hay không râu ảnh hưởng rất nhiều khi trendline kéo dài (độ lệch sẽ càng cao).
Chính về thế, trendline nên chỉ được dùng để dễ dàng phán đoán vùng giá đảo chiều tiếp theo, hoặc xem trend hiện tại đã kết thúc chưa mà thôi.
Trendline Pullback Strategy
Cách giao dịch rất đơn giản. Chờ giá hồi về trendline, nếu trùng với 03 điểm đảo chiều thường gặp trong xu hướng hiện tại, chờ Price Action và vào lệnh.
Những gì bạn cần ở chiến lược này chỉ đơn giản là biểu đồ nến và một đường xu hướng (trendline).
Các bước để thực hiện chiến lược này:
- Nối ít nhất 2 đỉnh/đáy để xác định được xu hướng hiện tại (tăng hay giảm) của thị trường.
- Đợi giá cắt điều chỉnh về vùng trendline tăng
- Chờ giá phá qua vùng trendline giảm (confirm sóng điều chỉnh / sóng hồi kết thúc)
- Chờ Price Action tại vùng giá đó
- Vào lệnh
Chúng ta không nên vào lệnh ngay khi giá chạm trendline, nên áp dụng cùng 03 điểm đảo chiều thường gặp để tìm được điểm vào an toàn nhất
Ví dụ: GBPUSD
Tương tự như ví dụ GBPJPY dưới đây: