Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- Fibonacci Retracement là gì?
- Mức Fibonacci Retracement nào quan trọng nhất?
- Vẽ Fibonacci Retracement như thế nào cho đúng?
- Giao dịch với Fibonacci Retracement
2.1 Fibonacci Retracement là gì?
Điều đầu tiên bạn nên biết về công cụ Fibonacci là nó hoạt động tốt nhất khi thị trường ngoại hối đang có xu hướng.
Fibonacci Retracement là công cụ kỹ thuật đưa ra những “gợi ý” giúp bạn biết đâu là những khu vực đảo chiều tiềm năng khi thị trường trong xu hướng điều chỉnh. Từ đó bạn có thể tham gia thị trường ở mức giá tốt nhất, tối ưu lợi nhuận cao nhất.
2.1.1 Công cụ để vẽ Fibonacci Retracement trên MT4 và Tradingview.
Trên phần mềm giao dịch MT4, vào Insert -> Fibonacci -> Retracement có thể lấy nó ra theo hướng dẫn như hình bên dưới.
Trên Tradingview: Bấm vào thanh công cụ cho Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) hoặc bấm hợp phím Alt + F.
2.2 Mức Fibonacci Retracement nào quan trọng nhất?
Các mức Fibonacci Retracement mặc định là 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764.
Trong đó thì 0.5, 0.618, 0.764 là những mức thoái lui quan trọng nhất, mạnh nhất, được nhiều trader quan tâm nhất, giúp trader xác định mức độ hồi lại trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.
2.3 Vẽ Fibonacci Retracement như thế nào cho đúng?
Để thấy các mức này bạn cần kéo thước đo từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của con sóng.
Với xu hướng tăng: bạn kéo thước đo từ điểm thấp nhất lên đến điểm cao nhất của con sóng tăng. Các mức Fibonacci Retracement hiện ra trên biểu đồ chính là các khu vực hỗ trợ tiềm năng. Xu hướng tăng sẽ tiếp diễn mà khi giá tăng điều chỉnh chạm tới một trong các mức hỗ trợ đó.
Ví dụ phía trên choa thấy vùng Fibonacci 0.5 – 0.618 hoạt động như là hỗ trợ, sau đó giá đảo chiều và tiếp tục xu hướng chính.
Với xu hướng giảm: bạn kéo thước đo từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất của con sóng giảm. Các mức Fibonacci Retracement hiện ra trên biểu đồ chính là các khu vực kháng cự tiềm năng. Xu hướng giảm sẽ tiếp diễn mà khi giá tăng điều chỉnh chạm tới một trong các mức kháng cự đó
Trường hợp trên, vùng Fibo 0.5 – 0.618 hoạt động như một kháng cự, giá hồi lên vùng đó, sau đó đảo chiều và tiếp diễn xu hướng chính.
Qua 2 ví dụ trên bạn có thể thấy giá hồi về mốc Fibo 0.5-0.618 sau đó tiếp tục xu hướng, tuy nhiên sử dụng công cụ Fibonacci Retracement độc lập không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Vậy giao dịch với Fibo Retracement như thế nào để đem lại tỷ lệ thắng cao thì cùng mình đến với phần tiếp theo: Giao dịch với Fibonacci Retracement nhé.
2.4 Giao dịch với Fibonacci Retracement
Chúng ta xem Fibonacci Retracement như là một công cụ tuyệt vời để tối ưu hóa điểm vào lệnh của mình. Tuy nhiên giống như các công cụ kỹ thuật khác, không phải lúc nào nó cũng hiệu quả, đặc biệt là khi nó hành động riêng lẻ.
Đôi khi giá có thể đạt mức 0.5 hoặc 0.618 trước khi quay trở lại xu hướng bạn dự đoán. Đôi khi giá chỉ đạt mức 0.382 là đã quay đầu để tiếp tục xu hướng chính trong khi bạn đang đặt lệnh chờ ở mức 0.764.
Nếu dùng công cụ Fibonacci Retracement riêng lẻ, bạn sẽ khó biết được nơi chính xác giá sẽ dừng chân.
Tôi sẽ đưa ra 3 cách chọn mức Fibonacci Retracement tiềm năng nhất, nơi có xác suất cao nhất là điểm đảo chiều của xu hướng điều chỉnh:
Kết hợp Fibonacci Retracement với hỗ trợ và kháng cự.
Kết hợp Fibonacci Retracement với trend line.
Kết hợp Fibonacci Retracement với nến Nhật.
2.4.1 Kết hợp Fibonacci Retracement với hỗ trợ và kháng cự.
Ở bài học về hỗ trợ và kháng cự, bạn đã được biết giá thường sẽ phản ứng ở những vùng hỗ trợ và kháng cự.
Ví dụ trong một xu hướng lên, khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh thì thường giá sẽ có phản ứng giảm với kháng cự đó. Cho dù xu hướng có tiếp tục lên hay không thì sự phản ứng hầu như luôn có.
Vì vậy việc kết hợp hỗ trợ và kháng cự với Fibonacci Retracement là một trong những cách tốt nhất để biết điểm dừng và quay đầu của giá.
Những mức Fibonacci Retracement trùng với vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ có xác suất là điểm quay đầu của giá cao hơn các mức khác.
Lưu ý: Những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh và gần nhất (gần về thời gian, không phải gần về biên độ) sẽ có ý nghĩa nhiều hơn những vùng kháng cự mạnh nhưng ở xa giá hiện tại. Kiểu như là “nước xa không cứu được lửa gần” vậy.
Ví dụ thực tế: cặp USDCHF khung ngày (Daily)
Như bạn thấy, rõ là USDCHF có một xu hướng tăng và chúng ta quyết định rằng sẽ đợi MUA USDCHF. Câu hỏi đặt ra là “chúng ta sẽ mua ở đâu?”. Fibo được dùng để trả lời câu hỏi này khi được căng từ vùng thấp 1.0132 ngày 11.01 đến vùng cao 1.0899 ngày 19.02. Bây giờ hãy xem lại biểu đồ USDCHF sau khi đo Fibo.
Nhìn vào biểu đồ bên trên và hãy để ý vùng giá 1.0510. Đây là vùng giá đã tạo kháng cự trước đó và bây giờ lại trùng khớp với Fibo retracement 0.5. Vùng kháng cự 1.0510 cũ đã bị phá vỡ, bây giờ, nó có thể sẽ đóng vai trò hỗ trợ và thành điểm mua đẹp.
Đầu tiên, như chúng ta đã được học các mức hỗ trợ hoặc kháng cự cũ là những vùng tốt để đặt lệnh mua hoặc bán bởi vì những người giao dịch khác sẽ chú ý vào những vùng này.
Thứ hai, chúng ta biết rằng có khá nhiều ngƣời giao dịch cũng sử dụng Fibonacci nên có thể họ cũng đang đợi mua bán tại các vùng Fibo như chúng ta. Nếu kết hợp với cả Hỗ trợ và kháng cự thì rõ ràng sẽ có nhiều lệnh hơn được đặt mua ở các vùng đó và giá có thể sẽ đi như chúng ta mong muốn.
Tất nhiên là không có gì đảm bảo cho việc giá sẽ bật lại từ các vùng chúng ta phân tích nhưng ít nhất chúng ta sẽ có sự tự tin hơn nếu phân tích được rõ ràng như trên. Cần ghi nhớ rằng việc giao dịch là dựa vào các khả năng có thể xảy ra chứ không có gì chắc chắn, vì vậy chúng ta cần chọn cho mình những điểm vào lệnh có winrate cao.
2.4.2 Kết hợp Fibonacci Retracement với trend line.
Một công cụ kỹ thuật khác hỗ trợ và kháng cự, có thể kết hợp tốt với công cụ thoái lui Fibonacci là trend line (hay đường xu hướng).
Công cụ Fibonacci Retracement hoạt động tốt nhất khi thị trường đang có xu hướng và bạn xác định chính xác xu hướng đó.
Trend line hỗ trợ bạn đi đúng xu hướng, tránh việc “gãy trend” lúc nào mà không biết vì bạn quá mải mê với Fibonacci Retracement.
Vì vậy việc kết hợp Fibonacci Retracement với trend line là rất có ý nghĩa, thực sự có ý nghĩa trong việc giao dịch!
Ví dụ thực tế: Cặp tiền AUDJPY dưới đây ở chart 1H. Giá đang được đường xu hướng bên dưới hỗ trợ rất tốt.
Để tìm điểm vào lệnh theo Fibo retracement, chúng ta căng Fibo cho vùng đáy 82.61 và vùng đỉnh 83.84. Hãy chú ý vùng Fibo 0.5-0.618 giao nhau với đường xu hướng tăng. Xem tiếp diễn biến bên dưới.
Bạn thấy không, Fib 61.8% đã không bị xuyên thủng và giá chỉ chạm vào đây trước khi quay đầu lên đi tiếp, phá cả đỉnh cao trước đó như hình bên dưới.
Việc vẽ đường xu hướng – trendline – tất nhiên sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau do cách chọn đỉnh đáy khác nhau, tuy nhiên, rõ ràng sự kết hợp giữa Fibo và đường xu hướng là một công cụ mà bạn không nên bỏ qua.
2.4.3 Kết hợp Fibonacci với mô hình nến
Ở các bài trước bạn đã biết việc kết hợp công cụ Fibonacci Retracement với hỗ trợ và kháng cự và trend line để tạo ra chiến lược giao dịch đơn giản nhưng rất tuyệt vời.
Bây giờ bạn sẽ được học về sự kết hợp giữa công cụ Fibonacci Retracement với mô hình nến mà bạn đã được học.
Khi kết hợp công cụ Fibonacci Retracement với các mô hình nến, tôi muốn nói đến chính xác các mô hình nến đảo chiều.
Khi lực mua hoặc bán của xu hướng điều chỉnh hết theo hành động giá thể hiện qua cấu tạo mô hình nến Nhật, đó là cơ sở về thời điểm giá kết thúc điều chỉnh và tiếp tục xu hướng ban đầu.
Ví dụ thực tế: chart 1H của EURUSD dưới đây
Cặp tiền này đang nằm trong xu hướng giảm trong tuần trước nhưng đà giảm đã dừng lại. Điều này làm chúng ta suy nghĩ về việc tìm điểm vào cho lệnh bán để phù hợp với xu hướng giảm trước đó. Hãy lấy Fibonacci ra và căng từ đỉnh 1.3364 ngày 03.03 xuống đáy 1.2523 ngày 06.03. Xem kết quả nhé.
Giá có dừng lại 1 chút ở Fibo 0.5 nhưng sau đó tăng tiếp đến Fiob 0.618. Sau đó giá hình thành một mô hình nến đảo chiều là Doji. Điều này gợi ý về khảnăng kháng cự tốt của Fib 61.8 cũng như áp lực đẩy giá lên dường như đã hết và tạo cơ hội bán ra trở lại.
Ngay sau khi hình thành Doji tại vùng Fibo 0.618, EURUSD đã quay đầu giảm trở lại, về đến vùng đáy cũ. Nếu bạn đặt lệnh bán, bạn đã thành công.
Lưu ý: ở phương pháp này là bạn phải đợi giá hình thành mô hình nến, tức là bạn không thể đặt các lệnh chờ mua chờ bán sẵn mà phải quan sát giá trực tiếp. Sau khi có diễn biến của giá, bạn mới quyết định vào lệnh hay không dựa vào mô hình nến.
2.4.4 Kết hợp Fibonacci với Price Action / Trendline / Moving Average…
Các bạn cùng nhìn qua lệnh dưới đây để xem một lệnh đầy đủ confirmation là như thế nào nhé!
Chúng ta có đáy cũ bị break qua, confirm trend giảm tiếp diễn. Giá sau đó hồi về trendline giảm tạo pinbar reject tăng giá
Tiếp theo đó, vùng giá này cũng chính là nơi đường MA50 cắt qua, pinbar cũng reject chính vùng giá đó.
Vùng giá trên cũng chính là vùng Fibonacci 0.5 – 0.618.
Tiếp đến chúng ta nhìn rõ ràng một cây nến pinbar reject vùng giá đó, confirm cho chúng ta một cơ hội để SELL.
TỔNG KẾT FIBONACCI RETRACEMENT
Qua bài học này bạn đã biết công cụ Fibonacci Retracement có thể tự do hành động hoặc có thể kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác, cụ thể là hỗ trợ và kháng cự, trend line và mô hình nến Nhật.
Bạn hãy kết hợp đồng thời 3 công cụ: Fibonacci Retracement + hỗ trợ và kháng cự + mô hình nến Nhật để tìm điểm đảo chiều tối ưu nhất nhé.