5.2. VSA – PHÂN BIỆT 04 GIAI ĐOẠN DIỄN BIẾN GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  •  Nhận diện 04 giai đoạn diễn biến giá của thị trường

Hiểu được 04 giai đoạn diễn biến giá của thị trường không hề quá khó đối với một trader mới. Tuy nhiên, để nhận ra chúng trong thực tế là điều không hề dễ dàng, nhất là lúc đó bạn bị tâm lý và sẽ hành động nông nổi.

Hãy đảm bảo bạn thật kiên nhẫn và nghiền ngẫm đi đọc bài viết này.

04 giai đoạn diễn biến giá của thị trường

Chủ đề này mình đã đề cập trong ngày đầu tiên. Hôm nay mình sẽ chỉ rõ các sự kiện xảy ra trong các giai đoạn để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Một trong những mục tiêu lớn nhất của phương pháp Wyckoff chính là tìm ra điểm vào lệnh hợp lý sao cho tỷ lệ Risk:Reward là tốt nhất. Wyckoff định nghĩa Trading range (TR – Phạm vi giao dịch) là nơi là mà một xu hướng (tăng hoặc giảm) trước đó bị dừng lại và thị trường tồn tại sự cân bằng tương đối giữa cung và cầu. Trong phạm vi giao dịch, các “thế lực lớn” trên thị trường chuẩn bị cho chiến lược tăng giá hoặc giảm giá của họ trong các giai đoạn tích lũy và phân phối. TR của giai đoạn tích lũy hay phân phối thì các hoạt động mua và bán đều diễn ra rất tích cực, tuy nhiên, trong giai đoạn tích lũy thì cổ phiếu được mua vào nhiều hơn so với bán ra và giai đoạn phân phối thì cổ phiếu được bán ra nhiều hơn so với mua vào. Mức độ tích lũy hoặc phân phối sẽ xác định cường độ phá vỡ của giá ra khỏi vùng TR.

Một trader sử dụng phương pháp Wyckoff thành công khi họ phán đoán chính xác hướng và cường độ của giá khi ra khỏi vùng TR. Phương pháp Wyckoff sẽ cung cấp các hướng dẫn để trader có thể nhận định các sự kiện, hành vi giá trong từng giai đoạn tích lũy và phân phối, từ đó xác định mục tiêu giá trong xu hướng tiếp theo. Và để làm được điều này, phương pháp Wyckoff đã chia giai đoạn tích lũy và phân phối thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau, đồng thời mô tả các sự kiện, hành vi của giá trong từng giai đoạn nhỏ đó.

Sơ đồ tích lũy – Accumulation

Wyckoff chia giai đoạn tích luỹ – nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng thành 5 phase là A,B,C,D,E. Mỗi phase đại diện cho 1 trạng thái của Thị trường.

Wyckoff's method, part 2: Crypto and bitcoin are likely to make you rich  soon | by Razvan Tomegeya The capital June 2021 – blockchai.in

Giai đoạn A

PHASE A: Giai đoạn chấm dứt xu hướng giảm trước đó, bao gồm 4 sự kiện:

Preliminary Support (PS)

Dấu hiệu đầu tiên của Strong hand (Hoặc Composite Man) xuất hiện sau chuỗi giảm liên tục, 1 vài nến có khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình khiến cho giá tạm chững lại, hành động mua vào này có thể khiến cho nhiều trader nghĩ rằng xu hướng giảm đã kết thúc và tiến hành mua vào theo, tuy nhiên, sự kiện PS có thể diễn ra nhiều hơn 1 lần trước khi giá thực sự đạt đến Selling Climax. Đặc điểm chính của PS đó là khối lượng giao dịch lớn hơn bình thường tại vài nến nhưng hành động giá sau đó là tiếp tục Break Down.

Selling Climax (SC)

Xác nhận cho vùng hỗ trợ đầu tiên của Vùng dao động (Trading Range), có thể đi kèm với khối lượng giao dịch lớn đột biến, nến thân dài, giá giảm với tốc độ nhanh hoặc chuỗi nến có khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình đi kèm với các nến có thân hẹp.

Sự kiện này xảy ra khi Strong Hand quyết định hấp thụ hết toàn bộ lượng Cung đang có trên thị trường, tận dụng lực bán đang được tạo ra bởi Weak Hand ngay khi giá phá xuống ngưỡng hỗ trợ tạo ra bởi sự kiện PS. Việc can thiệp thô bạo này dẫn đến sự mất cân bằng Cung Cầu trong ngắn hạn, tạo ra 1 nhịp tăng mạnh ngay sau đó.

Mức giá thấp nhất của sự kiện SC cũng là kênh dưới của Trading Range – TR.

Auto Rally (AR)

Là nhịp tăng hệ quả của việc can thiệp vào thị trường từ Strong Hand. Nhịp tăng này sau đó được tiếp thêm động lực từ hoạt động cắt lỗ của Weak Hand, chốt lời short/sell của Pro Trader, hành động mua vào của Counter Trend Trader và tạo ra 1 nhịp tăng có thể kéo dài 2-3 ngày. Đỉnh cao nhất của AR xác định kênh trên của TR.

Secondary test (ST)

Động lực tăng của AR cạn kiệt, Counter Trend Trader chốt lời, Weak Hand vào sell tiếp diễn xu hướng, Pro Trader và Strong Hand tạm ngừng lại để quan sát khiến cho giá giảm trở lại. Tuy nhiên, nhịp giảm này không còn mạnh mẽ do thiếu vắng động lực thúc đẩy. Giá có thể quay lại kiểm định lại cân bằng Cung Cầu tại SC, cũng có thể tạo đáy mới cao hơn SC.

*Trong trường hợp giá tiếp tục phá thủng SC và tiếp tục giảm, chúng ta cần thận trọng vì điều này cho thấy lực Cung vẫn còn rất mạnh và Strong Hand có vẻ như chưa thực sự muốn tích luỹ tài sản tại vùng giá này. Nhiều khả năng chúng ta chỉ đang chứng kiến 1 nhịp PS.

PHASE A tiêu chuẩn thường đi kèm với việc giá break lên trendline giảm với nhịp ST thường là nhịp test lại trendline giảm này. Phase A cũng đồng thời đánh dấu bước thay đổi đầu tiên của đặc tính giá, từ có xu hương chuyển sang giai đoạn sideway không xu hướng.

Giai đoạn B

Là hệ quả nối tiếp sau PHASE A, giá chuyển từ giai đoạn có xu hướng (Giảm) sang giai đoạn Sideway không xu hướng. Giai đoạn này là khoảng thời gian Strong hand tiến hành tích luỹ tài sản. Giai đoạn này có thể dài, có thể ngắn, giá và xu hướng dao động thất thường.

Giai đoạn này thường đi kèm vô số lần false break về cả 2 hướng và có 2 sự kiện chính có thể xảy ra:

Upthrust Action (UTA)

Giá breakout khỏi kênh trên được xác định bởi AR nhưng ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng kháng cự, và thông thường, kết quả của nó là 1 cú false break.

Sign of Weakness in Phase |B| (SOW in phase |B|)

Giá break down khỏi kênh dưới được xác định bởi SC nhưng ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng hỗ trợ. Cũng giống như UTA, kết quả của nó cũng là 1 cú false break.

Ví dụ của chart trên không có SOW in phase |B| cho thấy sự gấp rút của Strong Hand trong việc hấp thụ lượng Cung đang có trên thị trường, và do đó, Strong Hand sẵn sàng hấp thụ lượng Cung này tại vùng giá cao hơn.

Giai đoạn C

Một nhịp bán mạnh, chủ động của Strong hand, đẩy giá về sát kênh dưới với phần lớn trường hợp giá sẽ phá thủng kênh dưới nhằm kiểm định lại lần cuối cùng mức độ cân bằng của Cung Cầu tại vùng hỗ trợ.

Nhịp giảm này được khởi động bởi Strong Hand, nhưng lại được tiếp diễn bởi Weak Hand nên nó thường rất mạnh ở giai đoạn đầu nhưng lại yếu dần ở những giai đoạn sau.

Các sự kiện chính có thể xuất hiện trong Phase C:

Springs or Shakeouts

Xảy ra khi giá giảm xuống dưới vùng hỗ trợ nhưng sau đó (thường ngay lập tức) quay trở lại TR. Những sự kiện này thường xảy ra sau khi Phase B đã diễn ra được một thời gian và cho phép Strong Hand kiểm định lại lượng Cung trước khi chiến dịch đẩy giá bắt đầu. Nếu lượng cung xuất hiện tại nhịp break down kênh dưới thấp (Khối lượng giao dịch thấp), lượng cung xem như đã cạn và không còn gây trở ngại cho một nhịp tăng kéo dài. Mặt khác, lượng Cung lớn xuất hiện tại thời điểm giá break down kênh dưới báo trước một nhịp giảm mới có thể xuất hiện. Khối lượng giao dịch trung bình cũng thường có nghĩa giá sẽ có thêm nhiều lần kiểm định Cung nữa và chúng ta cần phải chú ý hơn. Một nhịp Shakeout cũng mang đến cho CO thêm một lượng hàng giá rẻ từ Weak Hand.

Test

Strong Hand kiểm định lại lượng Cung nhiều lần trong nhịp tăng sau sự kiện Spring/Shake out. Một nhịp test thành công của cú Spring/Shakeout sẽ tạo thành đáy cao hơn với khối lượng giao dịch nhỏ.

Giai đoạn D

Giá tăng liên tục từ sau nhịp test trong phase C, vượt mọi kháng cự kèm khối lượng giao dịch tăng dần và các nến biên độ lớn. Nhịp đẩy là cú mở màn đầu tiên chuẩn bị cho 1 xu hướng tăng mới.

Các sự kiện chính diễn ra trong PHASE D:

Sign Of Strength (SOS)

Sau cú Spring/Shakeout, dấu hiệu của sức mạnh là một nhịp tăng vượt qua vùng kháng cự với các nến biên dao động lớn, khối lượng giao dịch tăng lên và tốc độ tăng giá cũng nhanh hơn.

Last Point Of Support (LPS)

Trong quá trình tăng lên, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện 1 hoặc vài nhịp retracement khá nông tạo ra những đáy sau cao hơn. Khi giá không giảm xuống thấp hơn những đáy này, ta có LPS. Mặt khác, 1 cú Spring/Shakeout với giá không thể phá xuống kênh dưới được cũng được xem như LPS hoặc có tên gọi khác là False Spring/Shake Out. Nếu điều này xảy ra, ta có dấu hiệu cho thấy Lực Cầu rất mạnh.

Back Up Action (BUA)

Back Up Action là 1 chuỗi hành động giá nhạy cảm, xảy ra sau sự kiện SOS. Nguyên nhân của nhịp BUA xuất phát từ việc Strong Hand muốn một lần nữa kiểm định lại cân bằng cung cầu, lần này là ở xung quanh vùng kháng cự. BUA có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, 1 mini trading range, 1 vài nến giảm nhẹ với khối lượng giao dịch thấp hoặc thậm chí 1 nhịp đánh sâu vào TR trước đó.

Back Up Action là giai đoạn quan trọng nhất trong cả mô hình Wyckoff, nó phải thể hiện sự quyết tâm hấp thụ hết toàn bộ lượng TS bán ra bởi Weak Hand, Trend Follower và các Elliott Wave trader xác định cú SOS rally là sóng IV…

Ví dụ ở trên cho thấy 1 nhịp Back Up được xem là dễ chịu và dễ dàng nhận ra được trên khung ngày dưới dạng 1 trading range.

Giai đoạn E

Xu hướng tăng được xác nhận sau khi giá breakout khỏi nhịp BUA trong Phase D.

1 số ví dụ về Giai đoạn tích luỹ:

Sau đây là một vài ví dụ áp dụng các nguyên tắc trong giai đoạn Accummulation để các bạn có thể tìm điểm vào lệnh tốt hơn:

Sơ đồ phân phối – Distribution

Về bản chất, Sơ đồ giai đoạn phân phối hoạt động theo hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy và các biến động trong giai đoạn này được gọi tên bằng những thuật ngữ hơi khác biệt.

Giai đoạn phân phối là giai đoạn mà chúng ta sẽ thấy mô hình vai đầu vai, kèm theo cây nến Up Thrust, sau đó volume cạn dần và chuẩn bị cho một chu kỳ down trend.

Giai đoạn A

Đây là giai đoạn đầu tiên, khi thị trường bắt đầu tăng chậm lại do cầu giảm. Nguồn cung sơ bộ (Preliminary Supply-PSY) cho thấy có một lực lượng người bán ra xuất hiện, mặc dù vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn xu hướng tăng. Sau đó Đỉnh mua vào (Buying Climax-BC) được hình thành bởi một lực mua mạnh. Điều này thường được gây ra bởi những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và mua theo cảm tính.

Tiếp theo, sự tăng giá mạnh mẽ gây ra một Phản ứng tự động (Automatic Reaction-AR), khi thị trường đáp ứng các nhu cầu mua vào. Nói cách khác, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các cổ phiếu của mình cho những người tham gia vào thị trường muộn. Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường xem xét lại khu vực BC , tạo ra một đỉnh cao hơn trên đồ thị.

Giai đoạn B

Giai đoạn B của giai đoạn Phân phối đóng vai trò là vùng hợp nhất (Nguyên nhân) diễn ra trước khi thị trường giảm giá (Hệ quả). Trong giai đoạn này, người vận hành đằng sau dần dần bán các tài sản của mình, đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khiến các nhu cầu suy giảm.

Thông thường, các dải trên và dưới của phạm vi giao dịch được thử nghiệm nhiều lần, có thể bao gồm các bẫy giảm giá và tăng giá. Đôi khi, thị trường sẽ di chuyển trên mức kháng cự do BC tạo ra, dẫn đến một ST việc thị trường đi lên cũng có thể được gọi là Upthrust (UT).

Giai đoạn C

Trong một số trường hợp, thị trường sẽ đưa ra một bẫy tăng giá cuối cùng sau giai đoạn hợp nhất. Nó được gọi là UTAD hay Upthrust After Distribution (Tăng giá sau phân phối). Về cơ bản, nó trái ngược với Accumulation Spring (nhảy vọt ở giai đoạn tích lũy).

Giai đoạn D

Giai đoạn D của giai đoạn phân phối gần như là một hình ảnh phản chiếu của giai đoạn tích lũy. Nó thường có Last Point of Supply (LPSY) (Điểm cung cấp cuối cùng) ở giữa phạm vi, tạo một đỉnh thấp hơn trên đồ thị. Từ thời điểm này, các LPSY mới được tạo ra – xung quanh hoặc bên dưới vùng hỗ trợ. Một Sign of Weakness (SOW) (Dấu hiệu Điểm yếu rõ ràng) xuất hiện khi thị trường phá vỡ bên dưới các đường hỗ trợ.

Giai đoạn E

Giai đoạn cuối cùng của giai đoạn Phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ rõ ràng dưới phạm vi giao dịch do cung áp đảo mạnh mẽ so với cầu.

Sau đây là một vài ví dụ để các bạn có thể dễ dàng phân biệt giai đoạn tích lũy và phân phối.

Bằng cách xác định được tài sản / cổ phiểu của mình đang ở trong giai đoạn nào của thị trường, bạn có thể lựa chọn điểm vào và điểm ra phù hợp. Điều này đặc biệt hữu ích cho các bạn trader theo trường phái trung hạn / dài hạn.

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.

TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.

Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.