7.3. QUẢN LÝ VỐN: NGUYÊN TẮC 2% TRONG GIAO DỊCH.

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Quản trị vốn: nguyên tắc 2% trong giao dịch

1. Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?

Quản lý vốn theo quy tắc 2% là chiến lược quản lý tiền trong đó mỗi giao dịch của bạn không được thua lỗ quá 2% tài khoản.

Nếu bạn có quan tâm đến việc quản lý vốn trong đầu tư Forex, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua quy tắc này rồi.

Có thể nói đây là quy tắc phổ biến nhất nhưng cũng là quy tắc ít được tuân thủ nhất khi nhắc đến giao dịch Forex bởi nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để giữ được nó thì không đơn giản một chút nào.

Có nhiều lý do khiến rất nhiều người không giữ được quy tắc này trong suốt quá trình giao dịch của mình, chẳng hạn như chưa đủ kỷ luật, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý vốn 2%, hoặc cho rằng con số 2% là quá nhỏ và không cần thiết phải giữ mức rủi ro thấp như vậy…

Nhưng thực tế thì rủi ro 2% cho mỗi lệnh là một mức cực kỳ hợp lý, đảm bảo cho tài khoản của bạn có đủ sự an toàn khi chẳng may gặp một chuỗi thua lỗ liên tiếp và vẫn có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận phù hợp.

Thậm chí theo quan điểm của cá nhân tôi, đối với những người mới tham gia vào thị trường ngoại hối, mức rủi ro cho mỗi giao dịch nên thấp hơn cả con số 2%.

2. Các bước áp dụng quy tắc 2% trong giao dịch Forex

Bước 1: Tính số tiền rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch

Số tiền rủi ro tối đa mỗi lệnh = Balance x 2%

Bước 2: Tính khoảng cách Stop loss (pip)

Xác định điểm vào lệnh, Stop loss và Take profit. Tính khoảng cách điểm SL đến điểm vào lệnh là bao nhiêu pip.

Bước 3: Tính giá trị pip cặp tiền đang giao dịch

Bước 4: Tính khối lượng giao dịch

Bạn đã biết công thức: Lợi nhuận/thua lỗ = số pip x số lot x giá trị pip

=> khối lượng giao dịch (lot) = Lợi nhuận / số pip / giá trị pip

Bước 5: Vào lệnh

Vào lệnh theo khối lượng và điểm vào như đã tính toán.

3. Ví dụ quy tắc 2%

Ví dụ: Tài khoản của bạn là 1000$

Bước 1: Tính số tiền rủi ro tối đa mỗi lệnh

Số tiền rủi ro tối đa mỗi lệnh = 1000$ x 2% = 20$

Bước 2: Tính khoảng cách Stop loss

Giả sử bạn muốn Buy EURUSD tại 1.2040, SL tại 1.2000, TP 1.2120 (Risk Reward 1:2). => SL = 40 pip

Bước 3: Tính giá trị pip

Giá trị pip của EURUSD là 10$/lot.

Bước 4: Tính khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch = 20$ / 40 pip / 10$ = 0.05 lot

Bước 5: Vào lệnh

Vào lệnh Buy 0.05 lot EURUSD tại 1.2040, đặt SL tại 1.2000, TP tại 1.2120. Như vậy bạn sẽ mất đúng 2% tài khoản nếu giá chạm SL và lãi 4% tài khoản nếu chạm TP.

3. Lưu ý khi áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%

#1. Sai số

Trên thực tế chúng ta không thể quản lý chính xác hoàn toàn con số 2% vì có các yếu tố không kiểm soát được như: phí commission, phí swap, trượt giá, giá trị pip thay đổi …

Tuy vậy sai số là không quá đáng kể và việc áp dụng quy tắc này vẫn sẽ rất hiệu quả.

#2. Khoảng cách Stop loss không còn quan trọng

Đúng như vậy, khi áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, khoảng cách SL bao nhiêu pip không còn quan trọng vì cứ chạm SL là bạn (chỉ) mất 2% tài khoản.

Điều khác biệt là khối lượng giao dịch, tùy thuộc vào cặp tiền tệ (ảnh hưởng đến giá trị pip) và khung thời gian (ảnh hưởng khoảng cách SL).

#3. Biến thể quy tắc 2%

Cách 1: Cố định mỗi lệnh thua lỗ 20$ với tài khoản 1000$. Đây là cách chúng ta nói ở trên.

Cách 2: Cố định mỗi lệnh thua lỗ là 2% với balance hiện tại.

Ví dụ nếu tài khoản bạn là 1000$, lệnh đầu tiên bạn thua 2% = 20$ => balance còn 980$.

Nếu sử dụng cách 2 thì lệnh tiếp theo bạn sẽ giới hạn thua lỗ là 2% x 980$ = 19.6$.

Mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào sở thích của bạn. Cá nhân tôi thích cách đầu tiên hơn.

Bạn đã từng biết đến và áp dụng quy tắc 2% chưa, hãy bình luận phía dưới để chúng ta trao đổi.

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.

TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.

Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.