7.2. QUẢN TRỊ RỦI RO (CHỨNG KHOÁN)

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Quản trị rúi ro trong chứng khoán
  • Các nguyên tắc quản trị danh mục

1. Nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý rủi ro như thế nào?

Nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý rủi ro như thế nào trong giao dịch chứng khoán?

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Nhiều lời khuyên cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Đây chính là phong cách đầu tư đa dạng hóa danh mục. Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều cổ phiếu của các công ty ở các ngành khác nhau để giảm rủi ro phi hệ thống đối với từng ngành.

Ví dụ nhà đầu tư có thể tham gia mua cổ phiếu của các ngành bất động sản, bán lẻ, dầu khí. Nếu giá dầu giảm, nhà đầu tư vẫn có thể bù rủi ro từ hai khoản đầu tư vào bất động sản và bán lẻ.

Chọn phong cách giao dịch của bạn một cách cẩn thận

Hãy suy nghĩ nhiều về loại giao dịch chứng khoán trực tuyến bạn muốn làm. Bạn muốn trở thành một nhà giao dịch trong ngày, hàng tuần hay giao dịch hàng tháng? Mặc dù bạn luôn có thể thay đổi suy nghĩ của mình, nhưng thật khôn ngoan khi có một ý tưởng rõ ràng về phong cách giao dịch chứng khoán mà bạn thích TRƯỚC KHI bạn bắt đầu.

Sự lựa chọn của bạn về phong cách giao dịch đặc biệt quan trọng từ góc độ lối sống. Giao dịch trong ngày thường có nghĩa là bạn sẽ ở máy tính hàng giờ liền. Giao dịch chứng khoán trực tuyến dài hạn không đòi hỏi nhiều sự chú ý và theo dõi biến động thị trường. Theo quy định, khung thời gian càng ngắn thì giao dịch càng dữ dội.

Chọn nhà môi giới phù hợp với phong cách giao dịch của bạn

Phương pháp giao dịch chứng khoán online bạn chọn làm sẽ xác định loại nhà môi giới sẽ sử dụng. Nhà giao dịch lướt sóng cần công nghệ truy cập trực tiếp tốc độ cao để việc ra vào lệnh được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất. Các nhà giao dịch ngắn hạn hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng có thể sử dụng các nhà môi giới giảm giá ít tinh vi hơn. Khi nói đến phí môi giới và các chi phí khác, giao dịch trong ngày là tốn kém nhất.

Học cách kiểm soát rủi ro

Giao dịch chứng khoán liên quan đến rủi ro. Hầu hết mọi người gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài khoản giao dịch của họ trước khi họ học cách giành chiến thắng một cách nhất quán. Mặc dù có vẻ không hào nhoáng, quản lý rủi ro là điều cần thiết để giao dịch chứng khoán trực tuyến thành công. Cách duy nhất để nhận phần thưởng là kiểm soát rủi ro tốt.

Hãy vững tâm và kiên định, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn

Đầu tư giá trị và đầu tư dài hạn là hai nguyên tắc đầu tư không thể tách rời và luôn được các nhà đầu tư chứng khoán lỗi lạc như Warren Buffett vận dụng triệt để trong quá trình phân tích và đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư huyền thoại này đã khuyên các trader khác rằng một khi đã mua một cổ phiếu, hãy nắm giữ nó bất kể điều gì, thậm chí có lúc nền kinh tế suy thoái, đang ở thời kỳ khó khăn tột độ; nhưng sau đó, nền kinh tế phục hồi, và bạn sẽ có được khoản lợi nhuận vô cùng lớn.

Như vậy, đầu tư chứng khoán cũng có thể tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán đừng chơi theo kiểu đỏ đen, những nhà đầu tư chuyên nghiệp hoàn toàn có thể phòng tránh nó bằng những nguyên tắc kiểm soát rủi ro và giao dịch thật cẩn trọng

2. Cách TP Trading quản trị rủi ro

a. Tỷ trọng Tiền / Cổ phiếu

Có một nguyên tắc mình luôn theo đuổi đó là 75/25. Tức là cho dù có FOMO đến mấy mình cũng chỉ giữ 75% cổ phiếu và giữ 25% tiền mặt. Thị trường chung (hoặc cổ phiếu) càng gần kháng cự, mình sẽ cơ cấu danh mục và bán bớt cổ phiếu ra, gia tăng tỉ lệ tiền mặt. Ngược lại, khi thị trường giảm điểm sâu về hỗ trợ, mình sẽ giải ngân ra dần theo từng mốc hỗ trợ.

Việc lên kế hoạch cho việc giải ngân tiền của mình linh hoạt giúp bạn có thể giao dịch được khi thị trường tăng giá (bán ra) hoặc giảm điểm (mua vào).

Việc all in, giữ 100% cổ phiếu nhưng sai thời điểm sẽ làm cho bạn bị “kẹp hàng” và mất khá lâu để về bờ. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý cũng như bỏ qua các cơ hội về đầu tư

b. Tỷ trọng cổ phiếu phòng thủ / tăng trưởng

Cổ phiếu phòng thủ còn được gọi là “cổ phiếu không theo chu kì”, vì chúng không có tương quan cao với chu kì kinh doanh. Dưới đây là một vài loại cổ phiếu phòng thủ.

Cổ phiếu các công ty sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Cổ phiếu của các công ty này thuộc dạng cổ phiếu phòng thủ vì mọi người luôn hàng hóa của chúng trong mọi giai đoạn của chu kì kinh doanh. Các công ty này cũng được cho là hưởng lợi trong nền kinh tế tăng trưởng chậm do lúc này lãi suất thấp nên có thể giảm chi phí lãi vay.

Cổ phiếu thuộc ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

Các công ty sản xuất hoặc phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu thường được cho là thuộc nhóm phòng thủ. Các công ty này tạo ra dòng tiền ổn định và thu nhập có thể dự đoán trước trong các nền kinh tế mạnh và yếu.

Cổ phiếu công ty y tế

Cổ phiếu của các công ty dược phẩm lớn và các nhà sản xuất thiết bị y tế thường được coi là cổ phiếu phòng thủ, vì trong mọi nền kinh tế sẽ luôn có những người bệnh cần được chăm sóc. Nhưng sự cạnh tranh gia tăng từ các loại thuốc mới, và sự không chắc chắn xung quanh qui định giá thuốc đã làm giảm tính ổn định của chúng.

Việc xác định tỷ trọng danh mục của mình gồm CP nào là phòng thủ, CP nào là tăng trưởng sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro khi thị trường biến động.

c. Tỷ trọng cổ phiếu giữa các ngành

Thông thường chúng ta chỉ nên chia danh mục cổ phiếu thành 3-5 nhóm ngành. Không nên all in vào một nhóm ngành. Ví dụ bạn đang nắm giữ MBB, ACB, TPB, VPB và TCB. Điều gì xảy ra nếu nhà nước điều chỉnh lãi suất? Tuy đây là các ngân hàng lớn, có yếu tố cơ bản tốt, kinh doanh có lãi qua các năm nhưng việc phân bổ tiền không hợp lý giữa các nhóm ngành sẽ làm cho bạn bị bỏ qua các cơ hội.

Thay vào đó hãy phân định rõ ràng danh mục của mình thành các ngành khác nhau. VD: 20% BDS, 20% ngân hàng, 20% điện, 20% bán lẻ, 20% công nghệ…

d. Tỷ trọng cổ phiếu ngắn hạn / dài hạn

Trading lướt sóng có thể mang lại nhiều cảm xúc, đua lệnh có thể làm chúng ta vui. Tuy nhiên, đôi khi đầu tư giá trị, nắm giữ một CP cũng mang lại hiệu quả không kém. Vấn đề của đầu tư dài hạn là nó “chán”.

Vậy nên yếu tố tiếp theo khi bạn cơ cấu danh mục là hãy dành ra cho mình % nhất định để đầu tư dài hạn, % còn lại để chúng ta trade những mã CP có cơ bản yếu hơn tuy nhiên có dòng tiền, có câu chuyện…

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.

TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.

Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.