1.7. HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ (KEY LEVEL)

Mục tiêu:

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:

  • Hỗ trợ kháng cự là gì?
  • Cách xác định hỗ trợ / kháng cự
  • 08 tiêu chí đánh giá hỗ trợ kháng cự
  • Một số lưu ý khi xác định hỗ trợ / kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự có lẽ là 1 trong những kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ trader nào cũng cần phải biết khi tham gia giao dịch thị trường tài chính.

Điều đáng nói hầu hết trader mới vào nghề chưa hiểu tầm quan trọng của phần này nên thường hay tìm hiểu qua loa đại khái.

Vì lẽ đó, dù đã giao dịch 1 thời gian trong nhưng vẫn chưa thể nào xác định đúng các mức kháng cự hỗ trợ, hay tìm kiếm được các vùng tiềm năng để giao dịch. Bài viết sau đây không chỉ giải thích kỹ lưỡng về kháng cự hỗ trợ mà còn giải đáp toàn bộ thắc mắc phía trên.

Nào hãy cùng TP Trading đi tìm hiểu kháng cự và hỗ trợ thông qua video dưới đây nhé:

Video: 08 Tiêu chí đánh giá hỗ trợ / kháng cự

1. Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Việc hành vi giá sẽ lặp lại chính là 1 trong 2 quan điểm của trường phái Phân tích kỹ thuật.

Support and Resistance Explained for Beginners - Warrior Trading

Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.

Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.

Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ có khả năng lặp lại nhiều lần từ quá khứ cho đến tương lai.

Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự chính là vùng giao tranh lợi ích giữa 2 phe, giống như đang kéo co vậy, phe nào mạnh hơn thì phe đó thắng, nên đây chính là khu vực cho thấy mức độ tâm lý của những nhà giao dịch tham gia vào thị trường.

2. Hỗ trợ khác kháng cự như thế nào?

Như vậy để đơn giản, hỗ trợ sẽ là các đáy và kháng cự sẽ là các đỉnh.

Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp trader xác định xu thế thị trường.

Với 1 xu thế tăng sẽ tạo dựng ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên, trong khi đó với 1 xu thế giảm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.

3. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

3.1. Hỗ trợ kháng cự là vùng giá

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Khi mới tập xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ thấy có rất nhiều ngưỡng hỗ trợ kháng cự, bạn sẽ bối rối không biết vùng nào mới là vùng TIỀM NĂNG để giao dịch.

Có 2 loại vùng hỗ trợ kháng cự mà bạn nên tập trung hơn khi giao dịch, đó là:

3.1.1. Vùng hỗ trợ kháng cự quanh giá hiện tại

Trong rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

Lúc mới giao dịch, tôi đã vẽ rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự lên biểu đồ, vẽ một cách chằng chịt. Sau đó tôi hiểu rằng cần gì vẽ các vùng kháng cự ở quá cao nếu kháng cự ở gần còn chưa bị phá vỡ?

Đây là ví dụ cách vẽ hỗ trợ kháng cự đơn giản.

Ví dụ trên với cặp XAUUSD khung D1, bạn chỉ cần vẽ 3 vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng gần nhất mà tôi đã đánh dấu “Nên vẽ”.

Còn các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được đánh dấu bằng các đường ngang màu đỏ không quá quan trọng và làm rối thêm biểu đồ của bạn. Chưa kể việc bạn sẽ phải thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác vào biểu đồ để hỗ trợ giao dịch nữa!

3.1.2. Vùng hỗ trợ kháng cự đúng TF hoặc TF+1

Việc xác định hỗ trợ và kháng cự sai khung thời gian dẫn đến việc lên ý tưởng giao dịch không hợp lý.

Ngoài việc vẽ chằng chịt các ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đây cũng là một lỗi rất nhiều người mới mắc phải. Tôi sẽ giải thích và hướng dẫn bạn cụ thể.

Đang xem biểu đồ khung thời gian nào thì chỉ vẽ hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian đó hoặc lên 1 khung (TF+1) để tìm mốc giá mạnh hơn!

4. 08 Tiêu chí đánh giá hỗ trợ & kháng cự

4.1. Đỉnh cao nhất / Đáy thấp nhất

4.2. Giá phản ứng nhiều lần với vùng giá đó

Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.

4.3. Vùng giá phải RÕ RÀNG, nhìn vào thấy ngay

4.4. Giá phải phản ứng MẠNH MẼ khi chạm HT / KC / Key level.

4.5. Vùng giá đó vừa là Khángcự / vừa là hỗtrợ và ngược lại.

4.6. Vùng giá đó càng GẦN VỚI HIỆN TẠI càng tốt

4.7. HT / KC timeframe lớn sẽ mạnh hơn

4.8. Khi giá tiến gần HT / KC, nến thường bé lại thể hiện momentum của giá giảm dần

Ngoài các tiêu chí trên, trong suốt những bài học sau, các bạn sẽ nhận ra có rất nhiều loại hỗ trợ / kháng cự:
Hỗ trợ / kháng cự theo từng mốc cố định của đỉnh đáy cao nhất
Hỗ trợ / kháng cự theo vùng tắc nghẽn. 
Hỗ trợ / kháng cự theo đường trung bình động / Moving Average
Hỗ trợ / kháng cự theo Fibonacci
Đừng lo lắng, tất cả các chủ đề trên đều sẽ được giải thích xuyên suốt khóa học của mình.

5. 06 Nguyên tắc khi vẽ / xác định Hỗ trợ / Kháng cự (NinjaFX):

Các bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc mà NinjaFX nói về chủ đề này như sau:

  1. Hỗ trợ / kháng cự là vùng giá. Không phải một điểm cụ thể. Vùng giá này có thể rộng từ 30-40 PIPs. Nguyên tắc chung là timeframe cao sẽ có tác dụng mạnh hơn timeframe thấp. KL 4H > KL M15
  2. Luôn chờ confirm khi giá tiến đến vùng key level này. Bạn co thể kết hợp với nến kèm một số chỉ báo như MACD, RSI, CCI để xác nhận tín hiệu vào lệnh

3. Nên phối hợp các công cụ của Tradingview / MT4 / MT5 để chú thích cho mình các vùng KL ở các timeframe khác nhau. VD, hỗ trợ M15 xanh nhạt, hỗ trợ 1H xanh đậm hơn và 4H là xanh dương. Ngược lại với kháng cự. Như vậy khi bạn chuyển qua lại giữa các timeframe, bạn biết đâu là vùng “cứng” đâu là vùng “mềm”

4. Luôn xác định hỗ trợ VÀ kháng cự. Vùng nào vừa là kháng cự, sau đó bị phá vỡ thành hỗ trợ thì càng đáng tin và ngược lại.

5. Hỗ trợ / kháng cự “lịch sử”, tức cao nhất hoặc thấp nhất đều mang lại rào cản tâm lý cho nhà giao dịch. Ví dụ BTC giá 60k, VNIndex trong lịch sử là 1200 luôn là mốc mà các trader giữ lệnh Buy cân nhắc cắt lệnh. Chính yếu tố tâm lý đó tạo nên hỗ trợ / kháng cự cứng.
6. Những nguyên tắc trên là nguyên tắc chung. Thực ra nếu xác định đâu là key level đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm, lọc nhiễu và kết hợp với lý thuyết sóng Elliott để nhận ra các swing high và swing low.
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
TP Trading
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.