Mục tiêu:
Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về:
- MACD là gì?
- MACD thường bị dùng sai cách như thế nào?
- Cách dùng MACD một cách hiệu quả
Những câu hỏi trên sẽ được chúng mình giải đáp trong bài học này.
MACD là một trong những chỉ báo (indicator) vô cùng phổ biến đối với những trader sử dụng phân tích kỹ thuật. Vậy MACD là gì, cấu tạo như thế nào và những cách nào giao dịch hiệu quả nhất?
Trong bài học này mình sẽ trả lời những câu hỏi trên. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trong đó 12, 26 và 9 là chu kỳ của các đường EMA.
Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA.
Từ đó chỉ báo này có 3 thành phần:
- Đường MACD: lấy EMA 12 – EMA 26
- Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MACD
- Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal
3. Chi tiết các thành phần chỉ báo MACD
3.1. Đường MACD
Đường MACD hay còn gọi MACD Line. Công thức tính đường MACD:
Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
3.2. Đường Signal
Đường Signal hay còn gọi Signal Line. Công thức tính đường Signal:
Đường Signal = EMA 9 của đường MACD
Thông thường nếu nhắc đến EMA 9 thì chúng ta thường hiểu là lấy GIÁ để tính EMA.
Còn EMA 9 của đường MACD tức là lấy GIÁ TRỊ MACD để tính EMA (giá trị đường MACD đã có công thức tính ở trên).
Đường Signal được vẽ tự động trên các nền tảng giao dịch, được thể hiện là đường màu cam trên ở ví dụ trên.
3.3. Histogram
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
4. Thông số tốt nhất của chỉ báo MACD là gì?
Các chỉ báo (indicator) luôn có thể điều chỉnh thông số để phù hợp với chiến lược giao dịch mỗi người.
MACD cũng có thể thay đổi các thông số.
Hiện nay các trader luôn chỉnh sửa các thông số mặc định để tìm ra bộ thông số tối ưu nhất cho mỗi chỉ báo, trong đó có cả MACD.
Nhưng theo quan điểm của mình, không có thông số tốt nhất.
Chúng ta nên tập trung tối ưu hóa cách giao dịch hiệu quả chỉ báo MACD mặc định hơn là tìm ra thông số tối ưu nhất cho MACD.
5. Cách giao dịch với MACD
5.1. Bullish MACD (MACD ám chỉ giá tăng)
Như vậy, chúng ta thấy có 06 trường hợp MACD ám chỉ giá sẽ tăng (đúng hơn là giá ĐÃ tăng):
- Đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên
- Đường MACD vượt đường Zero
- Đường MACD và đường Signal chạy cùng nhau
- Histogram đạt đáy và giảm dần
- Phân kỳ thuận MACD
- Phân kỳ ẩn MACD
5.2. Bearish MACD (MACD ám chỉ giảm tăng)
Như vậy, chúng ta thấy có 06 trường hợp MACD ám chỉ giá sẽ giảm (đúng hơn là giá ĐÃ giảm):
- Đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống
- Đường MACD cắt xuống Zero
- Đường MACD và đường Signal chạy cùng nhau
- Histogram đạt đỉnh và giảm dần
- Phân kỳ thuận MACD
- Phân kỳ ẩn MACD
5.3. Giao dịch với MACD kết hợp Price Action / Trendline / Fibonacci / Moving Average
Đây chắc chắn là cách giao dịch cơ bản nhất với chỉ báo MACD mà bạn có thể đã nghe qua.
Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống => SELL.
Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên => BUY.
KHÔNG VÀO LỆNH BẰNG MACD HAY BẤT KỲ INDICATOR NÀO. MACD CHỈ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CỦNG CỐ THÊM QUYẾT ĐỊNH VÀO LỆNH.
- Dùng Price Action xác định cấu trúc xu hướng
- Dự đoán các điểm đảo chiều thường gặp
- Dùng Trendline hoặc Fibonacci hoặc Moving Average hoặc MACD để để xác nhận điểm đảo chiều
- Quan sát Price Action tại điểm đảo chiều
- Vào lệnh
Phía trên là một lệnh hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của PTKT. Cùng chờ xem kết quả nhé!